Lý thuyết Bài 1: Khái niệm hàm số chương 5 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2. Nội dung về Khái niệm hàm số và giá trị của hàm số.
Khái niệm hàm số là gì, tính giá trị của hàm số tại 1 điểm như nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.
• Nếu đại lượng y phụ thuộc vào một đại lượng thay đổi x sao cho mỗi giá trị của x ta luôn xác định duy nhất một giá trị tương ứng y thì y được gọi là hàm số của biến số x.
* Ví dụ 1: Thời gian t (giờ) để một vật chuyển động đều đi hết quãng đường 180 km tỉ lệ nghịch với vận tốc (km/h) của nó theo công thức: t = 180/v.
Khi đó: Đại lượng t là hàm số của biến số v.
* Ví dụ 2: Khi đo nhiệt độ, ta có công thức biến đổi từ đơn vị độ C (Celsius) sang đơn vị độ F (Fahrenheit) như sau: F = 1,8C + 32.
Khi đó: F là một hàm số theo biến số C, vì với mỗi giá trị của C ta được duy nhất một giá trị tương ứng F.
• Cách cho một hàm số:
Hàm số có thể được cho bằng bảng, biểu đồ hoặc bằng công thức,...
Nếu y là hàm số của x ta có thể viết y = f(x), y = g(x), ... chẳng hạn, với hàm số cho bởi công thức y = 4x + 1, ta còn có thể viết y = f(x) = 4x + 1.
• Cho hàm số y = f(x), nếu ứng với x = a ta có y = f(a) thì f(a) được gọi là giá trị của hàm số y = f(x) tại x = a.
* Ví dụ: a) Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y được cho trong bảng sau:
Đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không?
b) Cho hàm số y = f(x) = x2
- Tính f(2), f(–3).
- Lập bảng giá trị của hàm số với x lần lượng bằng: –3; –2; –1; 0; 1; 2; 3.
* Lời giải:
a) Đại lượng y là hàm số của đại lượng x, vì với mỗi giá trị của x xác định được duy nhất một giá trị tương ứng y.
b) Hàm số y = f(x) = x2
Ta có: f(2) = 22 = 4; f(–3) = (–3)2 = 9
Để lập bảng ta tính các giá trị của hàm số tại mỗi giá trị của x:
f(–3) = (–3)2 = 9
f(–2) = (–2)2 = 4
f(–1) = (–1)2 = 1
f(0) = (0)2 = 0
f(1) = (1)2 = 1
f(2) = (2)2 = 4
f(3) = (3)2 = 9
Vậy ta có bảng giá trị như sau:
x | –3 | –2 | –1 | 0 | 1 | 2 | 3 |
f(x) | 9 | 4 | 1 | 0 | 1 | 4 | 9 |
Với nội dung bài viết về: Khái niệm hàm số là gì, giá trị của hàm số tại 1 điểm? Toán 8 chân trời tập 2 chương 5 bài 1 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Toán 8 tập 2 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.