Giải bài 1 trang 31 SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo

11:17:4705/11/2022

Hai xe chuyển động ngược chiều nhau trên cùng đoạn đường thẳng với các tốc độ không đổi...

Bài 1 trang 31 SGK Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo): Hai xe chuyển động ngược chiều nhau trên cùng đoạn đường thẳng với các tốc độ không đổi. Lúc đầu, hai xe ở các vị trí A và B cách nhau 50 km và cùng xuất phát vào lúc 8 giờ 30 phút. Xe xuất phát từ A có tốc độ 60 km/h.

Chọn gốc tọa độ và chiều dương tùy ý.

a) Dựa vào định nghĩa của vận tốc, hãy lập hệ thức liên hệ giữa tọa độ và vận tốc của mỗi xe. Khi hai xe gặp nhau, có mối liên hệ nào giữa các tọa độ?

b) Cho biết hai xe gặp nhau lúc 9 giờ. Tìm vận tốc của xe xuất phát từ B.

Giải bài 1 trang 31 SGK Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo):

a) Lập hệ thức liên hệ giữa tọa độ và vận tốc của mỗi xe

- Dựa vào công thức vận tốc: 

- Lại có, hệ thức liên hệ giữa tọa độ và vận tốc của mỗi xe là:

 x2 = x1 + v(t- t1)

Hay x = x0 + v(t – t0)  (1)

hayhochoi vn

Trong đó:

+ x là tọa độ của xe tại thời điểm t

+ x0 là tọa độ của xe tại thời điểm t0

+ v là vận tốc của vật

Nếu chọn gốc thời gian là lúc vật xuất phát ở x0 thì t0 = 0

Ta có (1) trở thành: x = x0 + v.t

- Khi hai xe gặp nhau thì tọa độ của các xe bằng nhau: x2 = x1

b) Tìm vận tốc của xe xuất phát từ B

Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, mốc thời gian là lúc hai xe bắt đầu xuất phát (8 giờ 30 phút).

Biểu thức tọa độ của xe A là: x= x0A + vA.t = 0 + 60.t (km)

Biểu thức tọa độ của xe B là: x= x0B + vB.t = 50 – vB.t (km)

Thời gian hai xe di chuyển đến lúc gặp nhau là: 9 giờ - 8 giờ 30 phút = 30 phút = 0,5 giờ

Khi hai xe gặp nhau:

xA = xB ⇔ 60.t = 50 − vB.t

⇔ 60.0,5 = 50 – vB.0,5

⇒ vB = 40 (km/h)

Hy vọng với lời giải bài 1 trang 31 SGK Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo) ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

• Xem các bài tập Vật lí 10 cùng chuyên mục

> Bài 1 trang 31 SGK Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo): Hai xe chuyển động ngược chiều nhau trên cùng đoạn đường thẳng với các tốc độ không đổi...

> Bài 2 trang 31 SGK Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo): Hình 4P.1 là đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một chất điểm chuyển động trên đường thẳng...

• Xem thêm lý thuyết Vật lí 10 SGK Chân trời sáng tạo

> Lý thuyết Bài 1 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Khái quát về môn vật lí

> Lý thuyết Bài 2 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Vấn đề an toàn trong Vật lí

> Lý thuyết Bài 3 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Đơn vị và sai số trong Vật lí

> Lý thuyết Bài 4 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Chuyển động thẳng

> Lý thuyết Bài 5 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Chuyển động tổng hợp

> Lý thuyết Bài 6 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng

> Lý thuyết Bài 7 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Gia tốc – Chuyển động thẳng biến đổi đều

> Lý thuyết Bài 8 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Thực hành đo gia tốc rơi tự do

> Lý thuyết Bài 9 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Chuyển động ném

> Lý thuyết Bài 10 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Ba định luật Newton về chuyển động

> Lý thuyết Bài 11 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Một số lực trong thực tiễn

> Lý thuyết Bài 12 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Chuyển động của vật trong chất lưu

> Lý thuyết Bài 13 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Tổng hợp lực – Phân tích lực

> Lý thuyết Bài 14 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Moment. Điều kiện cân bằng của vật

> Lý thuyết Bài 15 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Năng lượng và công

> Lý thuyết Bài 16 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Công suất – Hiệu suất

> Lý thuyết Bài 17 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng

> Lý thuyết Bài 18 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng

> Lý thuyết Bài 19 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Các loại va chạm

> Lý thuyết Bài 20 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động học của chuyển động tròn

> Lý thuyết Bài 21 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm

> Lý thuyết Bài 22 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo

> Lý thuyết Bài 23 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Định luật Hooke

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan