Hotline 0939 629 809

Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng - Vật lí 10 bài 6 CTST

16:04:3514/12/2022

Muốn biết chuyển động của một vật là nhanh hay chậm tại một thời điểm nào đó, ta cần đo được tốc độ tức thời của chúng.

Trong thực tiễn, có những phương pháp đo tốc độ tức thời thông dụng nào và ưu nhược điểm của chúng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Thí nghiệm đo tốc độ

Mục đích: Đo được tốc độ tức thời của vật chuyển động

Dụng cụ:

(1): Đồng hồ đo thời gian hiện số

(2): Máng định hướng thẳng dài khoảng 1m có đoạn dốc nghiêng (độ dốc không đổi) và đoạn nằm ngang

(3): Viên bi thép

(4): Thước đo độ có gắn dây dọi

(5): Thước thẳng độ chia nhỏ nhất là 1mm

(6): Nam châm điện

(7): Hai cổng quang điện

(8): Công tắc điện

(9): Giá đỡ

Thí nghiệm đo tốc độ Vật lí 10 bài 6

2. Một số phương pháp đo tốc độ

- Đồng hồ bấm giây kết hợp với thước: thường dùng để đo tốc độ trung bình của vật chuyển động. Được ứng dụng để đo tốc độ chạy trong lớp thể dục, đo tốc độ rơi tự do từ một độ cao xác định

+ Ưu điểm: Nhanh, đơn giản, dễ thực hiện

+ Nhược điểm: Kém chính xác do phụ thuộc vào phản xạ của người bấm đồng hồ.

- Cổng quang điện kết hợp với thước và đồng hồ đo thời gian hiện số: Thường dùng để đo tốc độ tức thời và tốc độ trung bình của vật chuyển động trong phòng thí nghiệm

Một số phương pháp đo tốc độ

+ Ưu điểm: Kết quả chính xác hơn do không phụ thuộc vào người thực hiện

+ Nhược điểm: Lắp đặt phức tạp, chỉ đo được các vật có kích thước phù hợp để có thể đi qua được cổng quang điện

- Súng bắn tốc độ: Đo trực tiếp tốc độ tức thời của các phương tiện giao thông. Thường được cảnh sát giao thông sử dụng trong việc kiểm soát tốc độ của các phương tiện giao thông khi di chuyển trên đường

+ Ưu điểm: Đo trực tiếp tốc độ tức thời với độ chính xác cao

+ Nhược điểm: Giá thành cao

Hy vọng với bài viết Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng Vật lí 10 bài 6 SGK Chân trời sáng tạo ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

• Xem thêm lý thuyết Vật lí 10 SGK Chân trời sáng tạo

> Lý thuyết Bài 1 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Khái quát về môn vật lí

> Lý thuyết Bài 2 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Vấn đề an toàn trong Vật lí

> Lý thuyết Bài 3 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Đơn vị và sai số trong Vật lí

> Lý thuyết Bài 4 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Chuyển động thẳng

> Lý thuyết Bài 5 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Chuyển động tổng hợp

> Lý thuyết Bài 7 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Gia tốc – Chuyển động thẳng biến đổi đều

> Lý thuyết Bài 8 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Thực hành đo gia tốc rơi tự do

> Lý thuyết Bài 9 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Chuyển động ném

> Lý thuyết Bài 10 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Ba định luật Newton về chuyển động

> Lý thuyết Bài 11 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Một số lực trong thực tiễn

> Lý thuyết Bài 12 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Chuyển động của vật trong chất lưu

> Lý thuyết Bài 13 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Tổng hợp lực – Phân tích lực

> Lý thuyết Bài 14 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Moment. Điều kiện cân bằng của vật

> Lý thuyết Bài 15 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Năng lượng và công

> Lý thuyết Bài 16 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Công suất – Hiệu suất

> Lý thuyết Bài 17 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng

> Lý thuyết Bài 18 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng

> Lý thuyết Bài 19 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Các loại va chạm

> Lý thuyết Bài 20 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động học của chuyển động tròn

> Lý thuyết Bài 21 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm

> Lý thuyết Bài 22 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo

> Lý thuyết Bài 23 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Định luật Hooke

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan