Hotline 0939 629 809

Ba định luật NEWTON, phát biểu, công thức, ví dụ định luật I, định luật II và định luật III Newton - Vật lí 10 bài 10 CTST

10:54:5123/11/2022

Ba định luật Newton về quán tính, mức quán tính. Lực bằng nhau, lực không bằng nhau.

Vậy cụ thể, phát biểu định luật 1, định luật 2 và định luật 3 Newton như thế nào? Công thức định luật 2, định luật 3 Newton viết ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Định luật I Newton

1. Nhắc lại khái niệm lực

- Ví dụ minh hoạ về lực tiếp xúc (hình a) và lực không tiếp xúc (hình b)

Ví dụ minh hoạ lực tiếp xúc lực không tiếp xúc

- Lực là sự kéo hoặc đẩy

- Lực có các tác dụng: làm biến dạng vật hoặc làm thay đổi vận tốc của vật.

- Lực luôn do một vật tạo ra và tác dụng lên vật khác. Có 2 loại lực: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

2. Khái niệm quán tính

- Vật luôn có xu hướng bảo toàn vận tốc chuyển động của mình. Tính chất này đươc gọi là quán tính của vật.

Khái niệm quán tính

Quyển sách và quả bóng giữ nguyên trạng thái đứng yên (nếu không xuất hiện thêm ngoại lực tác động)

- Xe đang đứng yên sau đó đột ngột tắc tốc thì người ngồi trên xe sẽ có xu hướng ngả người về phía sau.

Hoặc xe đang chạy bất chợt phanh gấp thì người ngồi trên xe sẽ có xu hướng chúi người về phía trước đối với xe.

3. Nội dung Định luật 1 Newton và ý nghĩa

- Phát biểu định luật I Newton: Một vật nếu không chịu tác dụng của lực nào (vật tự do) thì vật đó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi.

- Ý nghĩa của định luật I Newton: Lực không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động, mà là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc chuyển động của vật

Chuyen dong cua nguoi khi tau chuyen dong nhanh dan deu Vat li 10 bai 10 CTST h3Chuyển động của người khi tàu chuyển động nhanh dần đều

II. Định luật II Newton

1. Tiến hành thí nghiệm khảo sát mối liên hệ về độ lớn của gia tốc và độ lớn của lực tác dụng

Bố trí các dụng cụ và sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ.

Bo tri so do thi nghiem khao sat dinh luat II Newton Vat li 10 bai 10 CTST

2. Nội dung định luật II Newton

- Gia tốc của vật có cùng hướng với lực tác dụng của vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật:

 

Trong hệ SI, đơn vị của lực là N (Newton): 1N = 1kg.1m/s2

Vật chịu tác dụng của nhiều lực đồng thờiVật chịu tác dụng của nhiều lực đồng thời

- Trong trường hợp vật chịu tác dụng của nhiều lực thì lực  trong biểu thức là lực tổng hợp của tất cả các lực thành phần:

 

3. Mức quán tính của vật

- Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật

- Vật có khối lượng càng lớn thì càng khó thay đổi vận tốc tức là gia tốc càng nhỏ, nghĩa là vật có mức quán tính lớn. Ngược lại vật có khối lượng nhỏ thì mức quán tính nhỏ.

Xe ô tô có mức quán tính lớn hơn xe máyXe ô tô có mức quán tính lớn hơn xe máy

4. Lực bằng nhau – Lực không bằng nhau

- Hai lực bằng nhau: Khi lần lượt tác dụng vào cùng một vật sẽ gây ra lần lượt hai vecto gia tốc bằng nhau (giống nhau về hướng và bằng nhau về độ lớn),

Hai em be di chuyen thung sach bang 2 cach day va keo Vat li 10 bai 10 CTSTHai em bé di chuyển thùng sách bằng 2 cách đẩy và kéo

- Hai lực không bằng nhau: Khi tác dụng lần lượt vào cùng một vật sẽ gây ra lần lượt hai vecto gia tốc khác nhau (về hướng hoặc độ lớn).

Tac dung luc de dich chuyen quyen sach tren mat ban Vat li 10 bai 10 CTSTTác dụng lực để dịch chuyển quyển sách trên mặt bàn

Nếu cho hai lực đồng thời tác dụng vào cùng một vật theo hướng ngược nhau, ta có hai trường hợp có thể xảy ra:

+ Vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. Hai lực này được gọi là hai lực cân bằng.

Lực cân bằng khi vận động viên đẩy tạVận động viên đang giữ tạ, khi đó lực nâng của vận động viên và trọng lực tác dụng lên tạ cân bằng nhau

+ Vật thu gia tốc và chuyển động theo hướng của lực có độ lớn lớn hơn. Hai lực này được gọi là hai lực không cân bằng.

Lực không cân bằng khi phóng tên lửaTên lửa đang tăng tốc, lực tác dụng lên tên lửa không cân bằng (lực đẩy và trọng lực)

III. Định luật III Newton

Đấm tay vào bao cát (hình a) và đưa 2 cực cùng tên của hai nam châm thẳng lại gần (hình b) như sau:

Hinh minh hoa dinh luat III Newton Vat li 10 bai 10 CTST- Phát biểu định luật III Newton: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có điểm đặt lên hai vật khác nhau, có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều:

 

- Một trong hai lực trong định luật III Newton được coi là lực tác dụng, lực kia gọi là phản lực. Cặp lực này:

+ Có cùng bản chất

+ Là hai lực trực đối

+ Xuất hiện và biến mất cùng lúc

+ Tác dụng vào hai vật khác nhau nên không thể triệt tiêu lẫn nhau.

Trò chơi đệm nhún lò xo vận dụng định luật III NewtonTrò chơi đệm nhún lò xo: Người tác dụng lên đệm một lực, đệm tác dụng ngược lại người một lực

Hy vọng với bài viết Ba định luật NEWTON, phát biểu, công thức, ví dụ định luật I, định luật II và định luật III Newton  Vật lí 10 bài 10 sách Chân trời sáng tạo ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

• Xem các bài tập Vật lí 10 SGK Chân trời sáng tạo cùng chuyên mục

> Bài 1 trang 65 SGK Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo): Khi đang chạy nếu vấp ngã, người chạy sẽ có xu hướng ngã về phía trước....

> Bài 2 trang 65 SGK Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo): Một máy bay chở khách có khối lượng tổng cộng là 300 tấn. Lực đẩy tối đa của động cơ là 444 kN.

> Bài 3 trang 65 SGK Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo): Một vật nặng nằm yên trên bàn như Hình 10P.1, các lực tác dụng vào vật gồm trọng lực và lực của bàn...

• Xem thêm lý thuyết Vật lí 10 SGK Chân trời sáng tạo

> Lý thuyết Bài 1 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Khái quát về môn vật lí

> Lý thuyết Bài 2 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Vấn đề an toàn trong Vật lí

> Lý thuyết Bài 3 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Đơn vị và sai số trong Vật lí

> Lý thuyết Bài 4 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Chuyển động thẳng

> Lý thuyết Bài 5 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Chuyển động tổng hợp

> Lý thuyết Bài 6 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng

> Lý thuyết Bài 7 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Gia tốc – Chuyển động thẳng biến đổi đều

> Lý thuyết Bài 8 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Thực hành đo gia tốc rơi tự do

> Lý thuyết Bài 9 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Chuyển động ném

> Lý thuyết Bài 11 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Một số lực trong thực tiễn

> Lý thuyết Bài 12 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Chuyển động của vật trong chất lưu

> Lý thuyết Bài 13 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Tổng hợp lực – Phân tích lực

> Lý thuyết Bài 14 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Moment. Điều kiện cân bằng của vật

> Lý thuyết Bài 15 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Năng lượng và công

> Lý thuyết Bài 16 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Công suất – Hiệu suất

> Lý thuyết Bài 17 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng

> Lý thuyết Bài 18 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng

> Lý thuyết Bài 19 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Các loại va chạm

> Lý thuyết Bài 20 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động học của chuyển động tròn

> Lý thuyết Bài 21 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm

> Lý thuyết Bài 22 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo

> Lý thuyết Bài 23 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Định luật Hooke

Đánh giá & nhận xét

captcha
...
tm
a=F/m
Trả lời -
02/03/2023 - 21:10
captcha
Xem thêm bình luận
1 trong số 1
Tin liên quan