Tổng hợp hai lực song song cùng chiều, tổng hợp hai lực đồng quy và cách phân tích lực - Vật lí 10 bài 13 CTST

09:34:1926/11/2022

Ngày 23/23/2021, siêu tàu Ever Given bị mắc cạn khi di chuyển qua kênh đào Suez. Sự cố đã làm tê liệt tuyến giao thông huyết mạch này theo cả hai hướng. Ngày 29//03/2021 con tàu được giải cứu thành công nhờ các tàu kéo hạng nặng. Tại sao các tàu kéo chuyển động lệch phương với nhau nhưng vẫn kéo tàu Ever Given khỏi điểm mắc cạn?

Vậy cách tổng hợp hai lực song song cùng chiều, hay cách tổng hợp hai lực đồng quy và phân tích lực như thế nào? chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Tổng hợp lực và phân tích lực

a) Phương pháp tổng hợp lực trên một mặt phẳng

Lực tổng hợp là một lực thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật, có tác dụng giống hệt các lực ấy.

• Quy tắc hình bình hành: Lực tổng hợp  của hai lực đồng quy  được biểu diễn bởi vectơ đường chéo của hình bình hành. Khi này, gốc hai vectơ lực phải trùng nhau.

Tổng hợp hai lực đồng quy bằng quy tắc hình bình hànhTổng hợp hai lực đồng quy bằng quy tắc hình bình hành

Quy tắc tam giác lực: Ta có thể tịnh tiến vectơ lực  sao cho gốc của nó trùng với ngọn của vectơ . Khi này, vecto lực tổng hợp  là vectơ nối gốc của với ngọn của .

Quy tắc tam giác lực để tổng hợp lựcQuy tắc tam giác lực để tổng hợp lực

- Khi vật chịu tác dụng của nhiều hơn hai lực: Ta có thể áp dụng một cách liên tiếp quy tắc tam giác lực để tìm hợp lực. Quy tắc này gọi là quy tắc đa giác lực

Quy tắc đa giác lực để tổng hợp nhiều lực trong mặt phẳng

Quy tắc đa giác lực để tổng hợp

Minh hoạ cách tổng hợp lựcLực T là lực tổng hợp của các lực thành phần T1 và T2 ở đây đeo viên đá quý

b) Phương pháp phân tích một lực thành các lực thành phần vuông góc

- Trong nhiều trường hợp, ta cần phân tích một lực thành hai thành phần vuông góc với nhau để có thể giải quyết bài toán cụ thể.

- Cần phải xác định được các phương tác dụng của lực để phân tích.

Phân tích lực kéo thành hai lực thành phầnPhân tích lực kéo thành hai lực thành phần

Phân tích trọng lực P thành hai lực thành phần

Phân tích trọng lực P thành hai lực thành phần

2. Thí nghiệm tổng hợp lực: Tổng hợp hai lực đồng quy, Tổng hợp hai lực song song cùng chiều.

a) Thí nghiệm 1: Tổng hợp hai lực đồng quy

Lực tổng hợp  nằm trên đường chéo của hình bình hành với 2 cạnh là 2 lực thành phần 

Minh hoạ các lực đồng quy tác dụng lên móc treoMinh hoạ các lực đồng quy tác dụng lên móc treo

b) Thí nghiệm 2: Tổng hợp hai lực song song cùng chiều

Bố trí thí nghiệm tổng hợp hai lực song song cùng chiềuBố trí thí nghiệm tổng hợp hai lực song song cùng chiều

- Lực tổng hợp của hai lực song song cùng chiều là một lực:

+ Song song, cùng chiều với các lực thành phần

+ Có độ lớn bằng tổng độ lớn của các lực: F= F1 + F2

+ Có giá nằm trong mặt phẳng của hai lực thành phần, chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy:

 

Hy vọng với bài viết Tổng hợp hai lực song song cùng chiều, tổng hợp hai lực đồng quy và cách phân tích lực Vật lí 10 bài 13 sách Chân trời sáng tạo ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

• Xem Giải bài tập Vật lí 10 SGK Chân trời sáng tạo

> Bài 1 trang 86 SGK Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo): Một gấu bông được phơi trên dây treo nhẹ như Hình 13P.1...

> Bài 2 trang 86 SGK Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo): Một chiếc thùng gỗ khối lượng m đang trượt xuống từ một con dốc nghiêng 20o so với phương ngang...

> Bài 3 trang 86 SGK Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo): Hai bạn học sinh đang khiêng một thùng hàng khối lượng 30 kg bằng một đòn tre dài 2m...

• Xem thêm lý thuyết Vật lí 10 SGK Chân trời sáng tạo

> Lý thuyết Bài 14 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Moment. Điều kiện cân bằng của vật

> Lý thuyết Bài 15 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Năng lượng và công

> Lý thuyết Bài 16 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Công suất – Hiệu suất

> Lý thuyết Bài 17 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng

> Lý thuyết Bài 18 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng

> Lý thuyết Bài 19 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Các loại va chạm

> Lý thuyết Bài 20 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động học của chuyển động tròn

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan