Biến dạng kéo là gì? Biến dạng nén là gì? Các đặc tính của lò xo - Vật lí 10 bài 22 CTST

08:59:2715/12/2022

Tại sao khi ta đặt lên bàn cân, kim chỉ của cân quay đến một vạch xác định, sau đó kim chỉ sẽ trở lại vị trí ban đầu nếu ta lấy vật ra? Các lò xo gắn dưới yên xe đạp có công dụng gì?

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu biến dạng kéo là gì? biến dạng nén là gì? và khảo sát những đặc tính quan trọng của lò xo cũng như ứng dụng của lò xo trong cuộc sống hàng ngày và kỹ thuật công nghệ.

1. Biến dạng kéo và biến dạng nén

- Biến dạng kéo là gì? Kích thước của vật theo phương tác dụng của lực tăng lên so với kích thước tự nhiên của nó.

Biến dạng kéo, kéo dãn dây cao su- Biến dạng nén là gì? Kích thước của vật theo phương tác dụng của lực giảm xuống so với kích thước tự nhiên của nó.

Biến dạng nén, Bóp quả bóng cao su

- Một số ví dụ về biến dạng nén và biến dạng kéo trong đời sống thực tế:

Một số thí dụ về biến dạng nén và biến dạng kéo trong thực tế

2. Các đặc tính của lò xo

Trên thực tế, lò xo được dùng rộng rãi trong đời sống và công nghệ, có nhiều loại lò xo khác nhau.

Một số loại lò xo có hình dạng khác nhau

Độ biến dạng của lò xo là hiệu số giữa chiều dài khi bị biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo.

- Khi lò xo biến dạng nén: độ biến dạng của lò xo âm, độ lớn của độ biến dạng được gọi là độ nén.

- Khi lò xo biến dạng kéo: độ biến dạng của lò xo dương và được gọi là độ dãn.

- Khi xuất hiện ngoại lực tác dụng, lò xo sẽ bị biến dạng. Khi độ dãn của lò xo không quá lớn, ở hai đầu lò xo xuất hiện lực đàn hồi ngược chiều biến dạng.

- Giới hạn trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi của nó gọi là giới hạn đàn hồi.

Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa độ giãn lò xo và lực tác dụng- Khi hai lò xo chịu tác dụng bởi hai lực kéo/ nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, lò xo có độ cứng lớn hơn sẽ bị biến dạng ít hơn.

Hy vọng với bài viết Biến dạng kéo là gì? Biến dạng nén là gì? Các đặc tính của lò xo Vật lí 10 bài 22 SGK Chân trời sáng tạo ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

• Xem các bài tập Vật lí 10 SGK Chân trời sáng tạo cùng chuyên mục

> Bài 1 trang 139 SGK Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo): Trong các vật sau đây: một viên đất sét, dây cung, một cây bút chì vỏ gỗ, một li thủy tinh...

> Bài 2 trang 139 SGK Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo): Hai vật có cùng khối lượng được treo vào hai lò xo làm bằng hai vật liệu khác nhau...

> Bài 3 trang 139 SGK Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo): Giải thích tại sao một số giày được thiết kế với một số lò xo rất nhỏ nằm ở dưới đế...

• Xem thêm lý thuyết Vật lí 10 SGK Chân trời sáng tạo

> Lý thuyết Bài 17 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng

> Lý thuyết Bài 18 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng

> Lý thuyết Bài 19 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Các loại va chạm

> Lý thuyết Bài 20 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động học của chuyển động tròn

> Lý thuyết Bài 21 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm

> Lý thuyết Bài 23 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Định luật Hooke

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan