Định luật Húc (HOOKE), Công thức tính định luật Hooke và vận dụng - Vật lí 10 bài 23 CTST

09:17:1115/12/2022

Tính chất cơ bản của một lò xo là gì? hai lò xo cùng chiều dài nhưng làm bởi hai loại vật liệu khác nhau thì có đặc tính khác nhau như thế nào khi chịu lực tác dụng?

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu định luật Hooke (Húc) là gì? Công thức tính định luật Hooke như nào? vận dụng công thức định luật Húc vào bài tập ví dụ ra sao?...

1. Mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo

Thí nghiệm khảo sát lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo

Sơ đồ thí nghiệm giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo

→ Kết luận: Trong giới hạn đàn hồi, lò xo có độ dãn tỉ lệ thuận với lực tác dụng. Hệ số tỉ lệ đặc trưng cho mỗi lò xo và được gọi là độ cứng (hệ số đàn hồi) của lò xo.

2. Định luật HOOKE (Húc)

a) Định luật Hooke, công thức định luật Hooke

Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo theo biểu thức:

 

Trong hệ SI, đơn vị của độ cứng k là: N/m

Với 

Trong đó:

l là chiều dài của lò xo tại vị trí cân bằng,

l0 là chiều dài tự nhiên của lò xo khi chưa biến dạng

Lò xo biến dạng khi treo vật

b) Vận dụng định luật Hooke

* Ví dụ: Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 20cm được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Khi treo vào đầu còn lại một vật nặng có khối lượng 500g, lò xo có chiều dài 22cm khi vật ở vị trí cân bằng. Lấy g = 9,8m/s2

i) Tính độ cứng của lò xo

ii) Để giữa vật nặng cố định tại vị trí lò xo có chiều dài 19cm, cần tác dụng một lực nâng vào vật theo phương thẳng đứng có độ lớn bằng bao nhiêu?

Vận dụng định luật Hooke (Húc)

* Lời giải:

i) Độ dãn của lò xo khi vật nặng ở vị trí cân bằng

Δl = l - l0 = 22 - 20 = 2(cm)

Khi này, lực đàn hồi của lò xo cân bằng với trọng lực của vật như phân tích lực sau:

Lực đàn hồi của lò xoTa có: Fđh = m.g = 0,5.9,8 = 4,9(N)

Từ công thức, biểu thức của định luật Hooke, ta xác định được độ cứng của lò xo:

ii) Khi nén vật, có 3 lực tác dụng vào vật theo phương thẳng đứng: trọng lực có chiều hướng xuống; lực đàn hồi của lò xo lúc này có chiều hướng xuống vì lò xo bị nén so với chiều dài tự nhiên và lực nâng của tay hướng lên.

Khi đó, lực đàn hồi có độ lớn:

 Fđh = k.|Δl| = 245.|0,19 - 0,2| = 2,45(N)

Do vật đứng yên nên lực tổng hợp tác dụng vào vật triệt tiêu, dựa vào phân tích lực ở trên, ta suy ra được lực nâng của tay có độ lớn là:

 F = m.g + Fđh = 4,9 + 2,45 = 7,35(N).

c) Những yếu tố ảnh hưởng tới độ cứng của lò xo

Các yếu tố ảnh hưởng tới độ cứng của lò xo

Giá trị độ cứng k của từng lò xo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại vật liệu, chiều dài lò xo, kích thước vòng xoắn, số vòng xoắn, kích thước dây xoắn,...

Hy vọng với bài viết Định luật Húc (HOOKE), Công thức tính định luật Hooke và vận dụng Vật lí 10 bài 23 SGK Chân trời sáng tạo ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

• Xem các bài tập Vật lí 10 SGK Chân trời sáng tạo cùng chuyên mục

> Bài 1 trang 143 SGK Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo): Một học sinh thực hiện thí nghiệm đo độ cứng của một lò xo bằng cách treo một đầu của lò xo...

> Bài 2 trang 143 SGK Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo): Xương là một bộ phận của cơ thể, có nhiều hình dạng với vai trò khác nhau như:...

• Xem thêm lý thuyết Vật lí 10 SGK Chân trời sáng tạo

> Lý thuyết Bài 17 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng

> Lý thuyết Bài 18 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng

> Lý thuyết Bài 19 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Các loại va chạm

> Lý thuyết Bài 20 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động học của chuyển động tròn

> Lý thuyết Bài 21 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm

> Lý thuyết Bài 22 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan