Bạn C đứng yên trên sân ga vẫy tay tiễn bạn A và bạn B trên tàu hoả. Khi tàu chuyển động, bạn C thấy bạn B đang chuyển động ra xa trong khi bạn A lại thây bạn B đúng yên trên tàu, tại sao?
Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu tính tương đối của chuyển động là gì? hệ quy chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động là gì? Độ dịch chuyển tổng hợp - vận tốc tổng hợp? để có lời giải đáp cho những vấn đề trên.
Độ dịch chuyển tổng hợp - vận tốc tổng hợp
1. Tính tương đối của chuyển động
Một vật có thể xem như đứng yên trong hệ quy chiếu này nhưng lại chuyển động trong hệ quy chiếu khác. Do đó, chuyển động có tính tương đối.
- Hệ quy chiếu đứng yên: là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên.
- Hệ quy chiếu chuyển động: là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên.
* Ví dụ: hệ quy chiếu đứng yên là sân ga, hệ quy chiếu chuyển động như tàu hoả (chuyển động so với sân ga).
2. Độ dịch chuyển tổng hợp - vận tốc tổng hợp
Bạn B đi từ cuối lên đầu của một toa tàu khi tàu đang chuyển động, để xem xét độ dịch chuyển của bạn B, ta quy ước:
+ Vật 1 (người) là vật chuyển động đang xem xét.
+ Vật 2 (toa tàu) là vật chuyển động được chọn làm gốc của hệ quy chiếu chuyển động.
+ Vật 3 (đường ray) là vật đứng yên được chọn làm gốc của hệ quy chiếu đứng yên.
- Ta suy ra biểu thức của độ dịch chuyển tổng hợp:
- Vận tốc tuyệt đối (vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên) bằng tổng vận tốc tương đối (vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động) và vận tốc kéo theo (vận tốc của hệ quy chiếu chyển động với hệ quy chiếu đứng yên)
Hy vọng với bài viết Tính tương đối của chuyển động, Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp - Vật lí 10 bài 2 SGK Chân trời sáng tạo ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem các bài tập Vật lí 10 SGK Chân trời sáng tạo cùng chuyên mục
• Xem thêm lý thuyết Vật lí 10 SGK Chân trời sáng tạo
> Lý thuyết Bài 6 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng
> Lý thuyết Bài 7 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Gia tốc – Chuyển động thẳng biến đổi đều
> Lý thuyết Bài 8 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Thực hành đo gia tốc rơi tự do
> Lý thuyết Bài 9 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Chuyển động ném
> Lý thuyết Bài 10 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Ba định luật Newton về chuyển động
> Lý thuyết Bài 11 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Một số lực trong thực tiễn