Hotline 0939 629 809

Dấu hiệu nhận biết hình bình hành, khái niệm tính chất Hình bình hành? Toán 8 bài 4 [b4c5cd1]

10:23:1208/11/2023

Lý thuyết Bài 4: Hình bình hành nằm ở chương 5 SGK Cánh diều Tập 1. Nội dung trọng tâm: Khái niệm, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành.

Dấu hiệu nhận biết hình bình hành, khái niệm tính chất Hình bình hành như nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.

1. Khái niệm hình bình hành

Hình bình hành là tứ giác có hai cặp cạnh đối song song.

Ví dụ hình bình hành* Ví dụ: Ở hình sau: Tứ giác nào là hình bình hành? vì sao?

Nhận biết hình bình hành dựa vào định nghĩa

* Lời giải:

Hình a) Ta có:

 và  ở vị trí đồng vị nên MN//PQ

 và  ở vị trí đồng vị nên MQ//NP

Vì vậy, MNPQ là hình bình hành

• Hình b) Ta có:

AB và CD cắt nhau tại O nên AB và CD không song song.

Do đó, tức giác ABDC không phải hình bình hành

2. Tính chất hình bình hành

Trong một hình bình hành:

- Các cạnh đối bằng nhau;

- Các góc đối bằng nhau;

- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

* Ví dụ: Cho hai hình bình hành ABCD và BECD, AC cắt BD tại O. Chứng minh:

a) AB = BE;

b) OB = CE/2 

* Lời giải:

Ta có hình minh hoạ như sau:

Ví dụ tính chất hình bình hành

Do ABCD là hình bình hành nên:

AB = CD, 

Do BECD là hình bình hành nên BE = CD, BD = CE.

a) Từ AB = CD và BE = CD,

suy ra AB = BE (vì cùng bằng CD).

Vậy AB = BE.

b) Từ   và BD = CE.

Nên 

3. Dấu hiệu nhận biết hình bình hành

- Tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.

- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.

* Ví dụ: Cho tứ giác ABCD có hai cạnh đối AB và CD song song và bằng nhau, hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. Chứng minh:

a) ∆OAB = ∆OCD;

b) Tứ giác ABCD là hình bình hành.

* Lời giải:

Ta có hình minh hoạ như sau:

Ví dụ dấu hiệu nhận biết hình bình hành

a) Xét hai tam giác OAB và OCD, ta có:

AC ⊥ BD (so le trong);

AB = CD (giả thiết);

(so le trong)

⇒ ∆OAB = ∆OCD (g.c.g)

b) Do ∆OAB = ∆OCD nên OA = OC, OB = OD (các cặp cạnh tương ứng)

Suy ra tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Do đó, tứ giác ABCD là hình bình hành.

Với nội dung bài viết về: Dấu hiệu nhận biết hình bình hành, khái niệm tính chất Hình bình hành? Toán 8 bài 4 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung lý thuyết bài 4 chương 5 SGK Toán 8 tập 1 Cánh diều. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan