Hotline 0939 629 809

7 hằng đẳng thức đáng nhớ? Ví dụ? Toán 8 bài 3 [b3c1cd1]

09:52:2807/11/2023

Lý thuyết Bài 3: Hằng đẳng thức đáng nhớ nằm ở chương 1 SGK Cánh diều Tập 1. Nội dung trọng tâm: 7 hằng đẳng thức: Bình phương của một tổng, một hiệu, lập phương của một tổng, một hiệu, hiệu 2 bình phương, tổng hiệu hai lập phương.

7 hằng đẳng thức đáng nhớ? Bình phương của một tổng, một hiệu; lập phương của một tổng, một hiệu; hiệu 2 bình phương; tổng, hiệu hai lập phương? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.

A. Hằng đẳng thức

Nếu hai biểu thức P và Q nhận giá trị nhưu nhau với mọi giá trị của biến thì ta nói  P = Q là một đồng nhất thức hay một hằng đẳng thức

* Ví dụ 1: Đẳng thức 3(x + y) = 3x + 3y là một hằng đẳng thức

* Ví dụ 2: Chứng minh rằng: x(xy2 + y) – y(x2y + x) = 0.

* Lời giải:

Ta có x(xy2 + y) – y(x2y + x) = x . xy2 + x . y – y . x2y – y . x

= x2y2 + xy – x2y2 – xy

= (x2y2 – x2y2) + (xy – xy)

= 0 + 0 = 0 (đpcm)

B. 7 Hằng đẳng thức đáng nhớ

1. Bình phương của một tổng, một hiệu

Với hai biểu thức A, B tùy ý, ta có:

(A + B)2 = A2 + 2AB + B2

(A – B)2 = A2 – 2AB + B2

* Ví dụ 1: Tính

a) (2x + y)2;

b) (3 – x)2;

c) (x – 4y)2.

* Lời giải:

a) (2x + y)2 = (2x)2 + 2 . 2x . y + y2 = 4x2 + 4xy + y2;

b) (3 – x)2 = 32 – 2 . 3 . x + x2;

c) (x – 4y)2 = x2 – 2 . x . 4y + (4y)2 = x2 – 8xy + 16y2.

* Ví dụ 2: Viết mỗi biểu thức sau dưới dạng bình phương của một tổng dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu:

a) y2 + y + 1/4

b) y2 + 49 – 14y.

* Lời giải:

a) y2 + y + 1/4 =  y2 + 2.y.(1/2) + (1/2)2 

b) y2 + 49 – 14y = y2 – 2 . 7 . y + 72 = (y – 7)2.

* Ví dụ 3: Tính nhanh: 492.

* Lời giải:

Ta có 492 = (50 – 1)2 = 502 – 2 . 50 . 1 + 12

= 2500 – 100 + 1 = 2400 + 1 = 2401.

2. Hiệu hai bình phương

Với hai biểu thức A, B tùy ý, ta có:

A2 – B2 = (A – B)(A + B)

* Ví dụ 1:  Viết mỗi biểu thức sau dưới dạng tích:

a) 9x2 – 16;

b) 25 – 16y2.

* Lời giải:

a) 9x2 – 16 = (3x)2 – 42 = (3x + 4)(3x – 4)

b) 25 – 16y2 = 52 – (4y)2 = (5 + 4y)(5 – 4y)

* Ví dụ 2: Tính nhanh: 48 . 52.

* Lời giải:

Ta có: 48 . 52 = (50 – 2)(50 + 2) = 502 – 22 = 2500 – 4 = 2496.

3. Lập phương của một tổng, một hiệu

Với hai biểu thức A, B tùy ý, ta có:

(A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3

(A – B)2 = A3 – 3A2B + 3AB2 – B3

* Ví dụ: Tính:

a) (3 + x)3;

b) (a + 2b)3;

c) (2x – y)3.

* Lời giải:

a) (3 + x)3 = 33 + 3 . 32 . x + 3 . 3 . x2 + x3 = 27 + 27x + 9x2 + x3;

b) (a + 2b)3 = a3 + 3 . a2 . 2b + 3 . a . (2b)2 + (2b)3

= a3 + 6a2b + 12ab2 + 8b3;

c) (2x – y)3 = 2x3 – 3 . (2x)2 . y + 3 . 2x . y2 – y3

= 2x3 – 12x2y + 6xy2 – y3.

4. Lập phương của một tổng, một hiệu

Với hai biểu thức A, B tùy ý, ta có:

A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2);

A3 – B3 = (A – B)(A2 + AB + B2).

* Ví dụ: Viết mỗi biểu thức sau dưới dạng tích:

a) 27x3 + 1;

b) 64 – 8y3.

* Lời giải:

a) 27x3 + 1 = (3x)3 + 1= (3x + 1)[(3x)2 – 3x . 1 + 12]

= (3x + 1)(9x2 – 3x + 1)

b) 64 – 8y3 = 43 – (2y)3 = (4 – 2y)[(4)2 + 4.2y + (–2y)2]

=  (4 – 2y)(16 + 8y + 4y2)

Với nội dung bài viết về: 7 hằng đẳng thức đáng nhớ? Toán 8 bài 3 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung lý thuyết bài 3 chương 1 SGK Toán 8 tập 1 Cánh diều. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan