Oxi O2 là nguyên tố thuộc phân nhóm VIA trong bảng hệ thống tuần hoàn, các nguyên tố trong nhóm này này đều thể hiện tính oxi hóa là tính chất chủ yếu.
Oxi O2 là nguyên tố phi kim có tính oxi hóa mạnh, vậy tính chất hóa học và tính chất vật lý của Oxi cụ thể như thế nào, oxi có ứng dụng gì và làm thế nào để điều chế oxi chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
* Sơ lược về Oxi
I. Tính chất vật lý của Oxi
- Là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí. Ít tan trong nước.
II. Tính chất hoá học của Oxi
- Oxi là một nguyên tố hoạt động mạnh (có độ âm điện lớn 3,44 chỉ kém Flo 3,98)
1. Oxi tác dụng với kim loại
- Tác dụng với hầu hết kim loại (trừ Ag, Au và Pt) → Oxit. Các phản ứng thường xảy ra ở nhiệt độ cao.
2Mg + O2 2MgO
3Fe + 2O2 Fe3O4 (thường tạo hỗn hợp 4 chất rắn)
2. Oxi tác dụng với phi kim
- Oxi phản ứng với hầu hết các phi kim (trừ halogen) tạo thành oxit axit hoặc oxit không tạo muối.
- Các phản ứng thường xảy ra ở nhiệt độ cao.
S + O2 SO2
C + O2 CO2
2C + O2 2CO
N2 + O2 2NO (30000C, có tia lửa điện)
3. Oxi Tác dụng với hợp chất có tính khử
2CO + O2 → 2CO2
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
III. Ứng dụng của Oxi
- Oxi có vai trò quyết định đối với sự sống của người và động vật. Oxi không thể thiếu đối với quá trình hô hấp.
- Oxi cũng được dùng nhiều trong công nghiệp hóa chất, luyện thép, y khoa, hàn cắt kim loại,...
IV. Điều chế Oxi
- Trong phòng thí nghiệp: Phân huỷ các hợp chất giàu oxi và ít bền với nhiệt như KMnO4, KClO3,...
2KMnO4 KMnO2 + MnO2 + O2↑
2KClO3 2KCl + 3O2 (MnO2)
2KNO3 2KNO2 + O2↑
2H2O2 2H2O + O2↑
- Trong công nghiệp: Điều chế oxi từ không khí hoặc điện phân nước
H2O H2↑ + O2↑
V. Tính chất của Ozon (O3)
1. Tính chất vật lý của Ozon
- Là chất khí, mùi đặc trưng, màu xanh nhạt. Khi hóa lỏng có màu xanh đậm. Tan trong nước nhiều hơn oxi.
2. Tính chất hoá học của Ozon
- Có tính oxi hóa mạnh hơn oxi:
O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2↑ + O2↑
2Ag + O3 → Ag2O + O2↑ (phản ứng xảy ra ngay ở nhiệt độ thường).
3. Ứng dụng của Ozon
- Lượng nhỏ ozon trong không khí có tác dụng làm cho không khí trong lành.
- Trong thương mại dùng để tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn và nhiều chất khác.
- Trong đời sống được dùng để khử trùng nước ăn, khử mùi, bảo quản hoa quả.
- Trong y khoa được dùng chữa sâu răng.
4. Điều chế Ozon
- Điều chế ozon: phóng điện qua bình đựng khí oxi.
3O2 ↔ 2O3 (tia lửa điện)
VI. Hiđro peoxit H2O2
- Là chất lỏng không màu, nặng hơn nước tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào.
- Công thức phân tử H2O2 và có cấu tạo dạng H - O - O - H.
- Trong H2O2, O có số oxi hóa -1 là mức trung gian giữa -2 và 0 nên H2O2 có cả tính khử và tính oxi hóa.
- Là hợp chất kém bền, dễ bị phân hủy. Phản ứng phân hủy H2O2 tỏa nhiều nhiệt và xảy ra nhanh khi có mặt xúc tác MnO2:
2H2O2 → 2H2O + O2
1. H2O2 là chất oxi hóa
H2O2 + KNO2 → KNO3 + H2O
H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH
2. H2O2 là chất khử
Ag2O + H2O2 → 2Ag + H2O + O2
5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + 5SO2 + K2SO4 + 8H2O
• xem thêm: Bài tập về Oxi , Ozon cơ bản và nâng cao có hướng dẫn
VII. Bài tập về Oxi
Bài 1 trang 127 sgk hóa 10: Hãy ghép cấu hình electron với nguyên tử thích hợp.
Cấu hình electron | Nguyên tử |
A. 1s22s22p5 | a) Cl |
B. 1s22s22p4 | b) S |
C. 1s22s22p63s23p4 | c) O |
D. 1s22s22p63s23p5 | d) F |
Lời giải bài 1 trang 127 sgk hóa 10:
A với d); B với c); C với b); D với a).
Bài 2 trang 127 sgk hóa 10: Chất nào có liên kết cộng hóa trị không cực:
A. H2S B. O2 C. Al2S3 D. SO2
Lời giải bài 2 trang 127 sgk hóa 10:
* Đáp án: B. O2
Bài 6 trang 128 sgk hóa 10: Có hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau một thời gian, khí ozon bị phân hủy hết, ta được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%.
Phương trình hóa học là: 2O3 → 3O2
a) Hãy giải thích sự gia tăng thể tích của hỗn hợp khí
b) Xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí ban đầu. Biết các thể tích khí được đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
Lời giải bài 6 trang 128 sgk hóa 10:
a) Đặt x và y lần lượt là số mol O3 và O2 trong hỗn hợp
2O3 → 3O2
- Trước phản ứng : (x + y) mol hỗn hợp
- Sau phản ứng: (x+ 3/2y) mol
- Số mol tăng là: (x+ 3/2y) - (x +y) = 0,5y.
b) Ta có; 0,5y ứng với 2% nên y ứng với 4%
⇒ O3 chiếm 4%, O2 chiếm 96%.
Hy vọng với bài viết hệ thống lại kiến thức về tính chất hoá học của Oxi (O2) và bài tập về Oxi ở trên hữu ích cho các em. Mọi thắc mắc và góp ý các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết, hãy chia sẻ nếu thấy bài viết hay nhé, chúc các em học tập tốt.
¤ Xem thêm các bài viết khác tại: