Ôn tập chương 5: Biến thiên Enthalpy trong các phản ứng hóa học? Hóa 10 bài 18 KNTT (Kết nối tri thức)

16:54:3524/10/2024

Lý thuyết Hóa 10 Kết nối tri thức bài 18: Ôn tập chương 5, giúp các em hệ thống kiến thức về Biến thiên Enthalpy trong các phản ứng hóa học.

Dưới đây HayHocHoi cùng các em hệ thống hóa lại kiến thức về Biến thiên Enthalpy trong các phản ứng hóa học: Phản ứng thu nhiệt, phản ứng tỏa nhiệt, biến thiên enthalpy của phản ứng, ở nội dung chương 5 Hóa 10 SGK Kết nối tri thức.

Hệ thống hóa kiến thức Hóa 10 Kết nối tri thức Chương 5

1. Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt

+ Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

Ví dụ: Phản ứng đốt cháy nhiên liệu, phản ứng tạo gỉ sắt, phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể, … đều là các phản ứng tỏa nhiệt.

+ Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

Ví dụ: Các phản ứng trong lò nung vôi, nung clinker xi măng, … là các phản ứng thu nhiệt.

2. Biến thiên enthalpy của phản ứng

- Biến thiên enthalpy của phản ứng (nhiệt phản ứng), kí hiệu là ∆rH là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng ở một điều kiện xác định.

- Phương trình hóa học kèm theo trạng thái của các chất và giá trị ∆rH gọi là phương trình nhiệt hóa học.

3. Biến thiên enthalpy chuẩn

- Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học, kí hiệu là ∆rHo298  chính là lượng nhiệt (tỏa ra hoặc thu vào) của phản ứng đó ở điều kiện chuẩn.

Chú ý: Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298 K (25oC).

4. Ý nghĩa của biến thiên enthalpy

- Dấu của biến thiên enthalpy cho biết phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt:

rH > 0: phản ứng thu nhiệt.

rH < 0: phản ứng tỏa nhiệt.

- Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng nhiều.

5. Tính biến thiên enthapyl của phản ứng theo nhiệt tạo thành

- Nhiệt tạo thành của một chất (∆fH) là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền vững nhất, ở một điều kiện xác định.

- Nhiệt tạo thành chuẩn (∆fHo298) là nhiệt tạo thành ở điều kiện chuẩn.

- Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành:

Ở điều kiện chuẩn: ΔrHo298 = ΣΔfHo298 (sp) – ΣΔfHo298 (cđ) 

Trong tính toán cần lưu ý đến hệ số của các chất trong phương trình hóa học.

6. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết

- Ở điều kiện chuẩn: ΔrHo298 = Σ Eb (cđ) – Σ Eb (sp)

Với nội dung bài viết: Ôn tập chương 5: Biến thiên Enthalpy trong các phản ứng hóa học? Hóa 10 bài 18 KNTT chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Hoá 10 Kết nối tri thức. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

> Xem bài giảng Lý thuyết Hóa 10 Kết nối tri thức hay khác

Lý thuyết hóa 10 Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học

Lý thuyết hóa 10 Bài 19: Tốc độ phản ứng

Lý thuyết hóa 10 Bài 20: Ôn tập chương 6

Lý thuyết hóa 10 Bài 21: Nhóm halogen

Lý thuyết hóa 10 Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide

Lý thuyết hóa 10 Bài 23: Ôn tập chương 7

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan