Bản chất liên kết Hydrogen? Khái niệm tương tác Van der Waals và sự ảnh hưởng? Hóa 10 bài 13 KNTT

14:07:5524/10/2024

Lý thuyết Hóa 10 Kết nối tri thức bài 13: Liên kết Hydrogen và tương tác Van der Waals, giúp các em hiểu Bản chất liên kết Hydrogen? Khái niệm tương tác Van der Waals.

Vậy Bản chất liên kết Hydrogen là gì? Khái niệm tương tác Van der Waals và sự ảnh hưởng của tương tác van der Waals tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi các chất như nào? được hayhochoi trình bày ngắn gọn, dễ hiểu trong bài viết này.

I. Mở đầu

- Tính chất vật lí của các chất có liên kết cộng hóa trị được quyết định bởi lực tương tác giữa các phân tử, hình dạng của phân tử và mức độ phân cực của liên kết cộng hóa trị trong phân tử.

Ví dụ: Bong bóng xà phòng thể hiện tương tác giữa các phân tử nước và các phân tử xà phòng tạo thành màng mỏng, giữ được không khí bên trong để bay lên.

- Lực tương tác giữa các phân tử yếu hơn rất nhiều so với lực liên kết ion, liên kết cộng hóa trị hay liên kết kim loại.

- Một số tương tác điển hình giữa các phân tử là liên kết hydrogen và tương tác van der Waals.

II. Liên kết hydrogen

1. Bản chất của liên kết hydrogen

- Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron riêng.

- Liên kết hydrogen thường được kí hiệu là dấu ba chấm (…), rải đều từ nguyên tử H đến nguyên tử tạo liên kết hydrogen với nó.

Liên kết Hydrogen

- Điều kiện cần và đủ để tạo thành liên kết hydrogen:

+ Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử có độ âm điện lớn như F, O, N …

+ Nguyên tử F, O, N, … liên kết với hydrogen phải có ít nhất một cặp electron hóa trị chưa liên kết.

- Một số kiểu tạo thành liên kết hydrogen:

Hai kiểu tạo thành liên kết hydrogen

2. Vai trò và ảnh hưởng của liên kết hydrogen đến tính chất vật lí của nước

Liên kết hydrogen làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của nước.

Liên kết hydrogen làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi

II. Tương tác van der Waals

1. Khái niệm tương tác van der Waals

- Tương tác van der Waals là tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử.

- Sự hình thành tương tác van der Waals:

+ Tương tác van der Waals thể hiện rõ ở các chất cộng hóa trị phân cực do chúng có cấu tạo lưỡng cực, một đầu mang một phần điện tích âm và một đầu mang một phần điện tích dương.

+ Các nguyên tử khí hiếm hoặc các chất cộng hóa trị không phân cực, do đám mây electron luôn chuyển động nên cũng có thể tạo ra một lưỡng cực tạm thời. Lực hút giữa một đầu mang một phần điện tích âm (δ-) của lưỡng cực trong phân tử này và một đầu mang một phần điện tích dương (δ+) của lưỡng cực trong phân tử khác tạo thành tương tác van der Waals.

Tương tác Van der Waals

2. Ảnh hưởng của tương tác van der Waals đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất

- Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi các chất.

Ví dụ 1: Trong dãy halogen, tương tác van der Waals tăng theo sự tăng của số electron (và proton) trong phân tử, làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất.

Tương tác Van der Waals tăng thì nhiệt độ nóng chảy nhiệt độ sôi tăng

Ví dụ 2: Pentane là hydrocarbon no có công thức C5H12. Đồng phân mạch không phân nhánh pantane có nhiệt độ sôi (36oC) cao hơn so với đồng phân mạch nhánh neopentane (9,5oC) do diện tích tiếp xúc giữa các phân tử pentane lớn hơn nhiều so với neopentane.

Tương tác Van der Waals giữa các phân tử pentane

Chú ý: Khi khối lượng phân tử tăng thì tương tác van der Waals tăng.

Với nội dung bài viết về: Bản chất liên kết Hydrogen? Khái niệm tương tác Van der Waals và sự ảnh hưởng? Hóa 10 bài 13 KNTT chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Hoá 10 Kết nối tri thức. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

> Xem bài giảng Lý thuyết Hóa 10 Kết nối tri thức hay khác

Lý thuyết hóa 10 Bài 12: Liên kết cộng hóa trị

Lý thuyết hóa 10 Bài 14: Ôn tập chương 3

Lý thuyết hóa 10 Bài 15: Phản ứng oxi hóa - khử

Lý thuyết hóa 10 Bài 16: Ôn tập chương 4

Lý thuyết hóa 10 Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học

Lý thuyết hóa 10 Bài 18: Ôn tập chương 5

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan