Hướng dẫn Giải Hóa 11 trang 149 Kết nối tri thức nội dung SGK bài 24: Carboxylic Acid, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải bài tập Hóa 11 Kết nối tri thức tốt hơn, giỏi hơn.
Hóa 11 trang 149 Kết nối tri thức: Hoạt động
Tính acid của acetic acid
Chuẩn bị: dung dịch acetic acid 10%, dung dịch Na2CO3 10%, bột Mg; ống nghiệm, giấy quỳ.
Tiến hành:
1. Phản ứng với chất chỉ thị:
Nhỏ một giọt dung dịch acetic acid 10% lên mẩu giấy quỳ.
Quan sát và mô tả sự thay đổi màu sắc của giấy quỳ.
2. Phản ứng với kim loại:
- Cho 1 – 2 mL dung dịch acetic acid 10% vào ống nghiệm (1).
- Thêm tiếp một ít bột Mg vào ống nghiệm (1).
Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm (1).
3. Phản ứng với muối:
- Cho 1 – 2 mL dung dịch Na2CO3 10% vào ống nghiệm (2).
- Thêm tiếp 1 – 2 mL dung dịch acetic acid 10% vào ống nghiệm (2).
Thực hiện yêu cầu sau:
Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm (2).
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm trên và giải thích hiện tượng.
Trả lời Hoạt động Hóa 11 trang 149 Kết nối tri thức:
1. Phản ứng với chất chỉ thị:
Quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
2. Phản ứng với kim loại:
Hiện tượng: Bột Mg tan dần, có khí không màu thoát ra.
Phương trình hoá học: Mg + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + H2.
3. Phản ứng với muối:
Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra.
Phương trình hoá học:
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O.
Hóa 11 trang 149 Kết nối tri thức: Câu hỏi 4
Viết phương trình hoá học phản ứng giữa acetic acid với các chất sau:
a) Ca;
b) Cu(OH)2;
c) CaO;
d) K2CO3.
[SCRIPT_ ADS_IN_READ]
Trả lời Câu hỏi 4 Hóa 11 trang 149 Kết nối tri thức:
a) Ca + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + H2;
b) Cu(OH)2 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Cu + 2H2O;
c) CaO + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + H2O;
d) 2CH3COOH + K2CO3 → 2CH3COOK + CO2 + H2O.
Hóa 11 trang 149 Kết nối tri thức: Câu hỏi 5
a) Khi có cặn màu trắng (thành phần chính là CaCO3) bám ở đáy ấm đun nước, vòi nước, thiết bị vệ sinh,... có thể dùng giấm để loại bỏ các vết cặn này. Hãy giải thích.
b) Các đồ vật bằng đồng sau một thời gian để trong không khí thường bị xỉn màu, dùng khăn tẩm một ít giấm rồi lau các đồ vật này, chúng sáng bóng trở lại. Hãy giải thích.
[SCRIPT_ ADS_GG2]
Trả lời Câu hỏi 5 Hóa 11 trang 149 Kết nối tri thức:
a) Giấm là dung dịch acetic acid có nồng độ 2 – 5%, do đó giấm có thể tác dụng với CaCO3 (thành phần chính của cặn bám ở đáy ấm đun nước, vòi nước, thiết bị vệ sinh, …) tạo thành muối tan. Vì thế khi có cặn màu trắng (thành phần chính là CaCO3) bám ở đáy ấm đun nước, vòi nước, thiết bị vệ sinh,... có thể dùng giấm để loại bỏ các vết cặn này.
CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O.
b) Đồ đồng bị xỉn màu do lớp đồng ngoài của đồ đồng đã bị oxi hoá. Giấm là dung dịch acetic acid có nồng độ 2 – 5% do đó có thể phản ứng với lớp gỉ đồng này và làm sạch chúng. Do đó dùng khăn tẩm một ít giấm rồi lau các đồ vật bằng đồng sẽ giúp chúng sáng bóng trở lại.
CuO + 2CH3COOH → (CH3COO)2Cu + H2O.
Với nội dung Giải Hóa 11 trang 149 Kết nối tri thức chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải Hóa 11 Kết nối tri thức. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm Giải bài tập Hóa 11 Kết nối tri thức hay khác.
Giải Hóa 11 trang 145 Kết nối tri thức SGK
Giải Hóa 11 trang 147 Kết nối tri thức SGK
Giải Hóa 11 trang 148 Kết nối tri thức SGK
Giải Hóa 11 trang 149 Kết nối tri thức SGK
Giải Hóa 11 trang 150 Kết nối tri thức SGK
Giải Hóa 11 trang 151 Kết nối tri thức SGK