Giải Hóa 11 trang 153 Kết nối tri thức SGK

15:33:2707/05/2024

Hướng dẫn Giải Hóa 11 trang 153 Kết nối tri thức nội dung SGK bài 25: Ôn tập chương 6, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải bài tập Hóa 11 Kết nối tri thức tốt hơn, giỏi hơn.

Hóa 11 trang 153 Kết nối tri thức: Câu hỏi 1

Cho bốn hợp chất sau: ethanol, propanal, acetone, acetic acid.

a) Chất nào trong các chất trên có nhiệt độ sôi cao nhất?

b) Trình bày cách phân biệt các chất trên bằng phương pháp hoá học.

Trả lời Câu hỏi 1 Hóa 11 trang 153 Kết nối tri thức:

a) Trong 4 chất trên acetic acid có nhiệt độ sôi cao nhất. Do phân tử acetic acid chứa nhóm carbonyl phân cực, các phân tử carboxylic acid liên kết hydrogen với nhau tạo thành dạng dimer hoặc dạng liên phân tử.

b) Cách phân biệt: ethanol, propanal, acetone, acetic acid:

- Trích mẫu thử.

- Cho vào mỗi mẫu thử 1 mẩu quỳ tím:

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ → acetic acid (CH3COOH).

+ Quỳ tím không đổi màu → ethanol, propanal, acetone (nhóm I).

- Cho từng mẫu thử ở nhóm I tác dụng với Na:

+ Mẩu Na tan dần, có khí thoát ra → ethanol (C2H5OH).

Phương trình hoá học: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2.

+ Không hiện tượng → propanal, acetone (nhóm II).

- Cho từng mẫu thử ở nhóm II tác dụng với dung dịch bromine:

+ Dung dịch bromine nhạt dần đến mất màu → propanal.

Phương trình hoá học:

CH3 – CH2 – CHO + Br2 + H2O → CH3 – CH2 – COOH + 2HBr.

+ Không hiện tượng → acetone.

Hóa 11 trang 153 Kết nối tri thức: Câu hỏi 2

Viết công thức cấu tạo và gọi tên theo danh pháp thay thế của các aldehyde, ketone có công thức phân tử C4H8O và carboxylic acid có công thức phân tử C4H8O2.

Trả lời Câu hỏi 2 Hóa 11 trang 153 Kết nối tri thức:

Các aldehyde, ketone có công thức phân tử C4H8O:

- Hợp chất aldehyde:

CH3 – CH2 – CH2 – CHO: butanal;

CH3 – CH(CH3) – CHO: 2 – methylpropanal;

- Hợp chất ketone:

CH3 – C(O) – CH2 – CH3: butanone.

Carboxylic acid có công thức phân tử C4H8O2

CH3 – CH2 – CH2 – COOH: butanoic acid;

CH3 – CH(CH3) – COOH: 2 – methylpropanoic acid.

Hóa 11 trang 153 Kết nối tri thức: Câu hỏi 3

Viết công thức cấu tạo của các hợp chất có tên gọi dưới đây.

a) 3-methylbutanal;

b) pentan-2-one;

c) pentanoic acid;

d) 2-methylbutanoic acid.

Trả lời Câu hỏi 3 Hóa 11 trang 153 Kết nối tri thức:

a) 3-methylbutanal: CH3 – CH(CH3) – CH2 – CHO

b) pentan-2-one: CH3 – C(O) – CH2 – CH2 – CH3.

c) pentanoic acid: CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – COOH.

d) 2-methylbutanoic acid: CH3 – CH2 – CH(CH3) – COOH.

Hóa 11 trang 153 Kết nối tri thức: Câu hỏi 4

Hãy viết các phương trình hoá học để chứng minh các aldehyde vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.

Trả lời Câu hỏi 4 Hóa 11 trang 153 Kết nối tri thức:

- Phương trình hoá học chứng minh aldehyde có tính oxi hoá:

CH3CHO + H2  CH3CH2OH

- Phương trình hoá học chứng minh aldehyde có tính khử:

CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH  CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O.

Với nội dung Giải Hóa 11 trang 153 Kết nối tri thức chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải Hóa 11 Kết nối tri thức. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

• Xem thêm Giải bài tập Hóa 11 Kết nối tri thức hay khác.

Giải Hóa 11 trang 145 Kết nối tri thức SGK

Giải Hóa 11 trang 147 Kết nối tri thức SGK

Giải Hóa 11 trang 148 Kết nối tri thức SGK

Giải Hóa 11 trang 149 Kết nối tri thức SGK

Giải Hóa 11 trang 150 Kết nối tri thức SGK

Giải Hóa 11 trang 151 Kết nối tri thức SGK

Giải Hóa 11 trang 153 Kết nối tri thức SGK

Giải Hóa 11 trang 154 Kết nối tri thức SGK

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan