Hướng dẫn Giải Hóa 11 trang 114 Kết nối tri thức nội dung SGK bài 19: Dẫn xuất Halogen, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải bài tập Hóa 11 Kết nối tri thức tốt hơn, giỏi hơn.
Hóa 11 trang 114 Kết nối tri thức: Câu hỏi 3
Viết công thức cấu tạo các dẫn xuất halogen có tên gọi sau đây:
a) iodoethane;
b) trichloromethane;
c) 2 – bromopentane;
d) 2 – chloro – 3 – methylbutane.
Trả lời Câu hỏi 3 Hóa 11 trang 114 Kết nối tri thức:
a) iodoethane: CH3 – CH2 – I.
b) trichloromethane: Cl – C(Cl)2 – H.
c) 2 – bromopentane: CH3 – CHBr – CH2 – CH2 – CH3.
d) 2 – chloro – 3 – methylbutane: CH3 – CH(Cl) – CH(CH3) – CH3.
Hóa 11 trang 114 Kết nối tri thức: Hoạt động 1
Cho biết năng lượng liên kết giảm dần theo thứ tự từ fluorine đến iodine:
Từ giá trị năng lượng C – X ở trên, hãy so sánh khả năng phân cắt liên kết C – X của các dẫn xuất halogen.
Trả lời Hoạt động 1 Hóa 11 trang 114 Kết nối tri thức:
Năng lượng liên kết là năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết hóa học. Năng lượng liên kết càng lớn, liên kết càng khó bị phân cắt.
Ta có: EC – F > EC – Cl > EC – Br > EC – I.
Vậy khả năng phân li liên kết tăng dần theo thứ tự: C – F; C – Cl; C – Br; C – I.
Hóa 11 trang 114 Kết nối tri thức: Hoạt động 2
Nghiên cứu phản ứng thuỷ phân bromoethane
Phản ứng thuỷ phân bromoethane được thực hiện như sau:
– Cho khoảng 1 mL C2H5Br vào ống nghiệm (1), thêm khoảng 3 mL nước cất rồi lắc đều. Để hỗn hợp tách thành hai lớp, lấy phần trên của hỗn hợp nhỏ vào ống nghiệm có chứa sẵn 1 mL dung dịch AgNO3. Nếu thấy có kết tủa cần lặp lại đến khi không còn kết tủa (nước rửa không còn ion halogen).
– Thêm 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm (1).
– Lắc nhẹ ống nghiệm rồi ngâm vào cốc nước nóng khoảng 5 phút, thỉnh thoảng lắc đều ống nghiệm, đề nguội rồi lấy khoảng 1 mL chất lỏng ở phần trên ống nghiệm (1) và chuyển sang ống nghiệm (2).
– Trung hòa base dư ở ống nghiệm (2) bằng dung dịch HNO3 (thử bằng giấy chỉ thị pH) rồi nhỏ thêm vài giọt dung dịch AgNO3 1%, quan sát thấy có kết tủa vàng nhạt xuất hiện.
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu sau:
1. Tại sao ban đầu hỗn hợp lại tách thành hai lớp, bromoethane nằm ở lớp nào?
2. Kết tủa xuất hiện ở ống nghiệm (2) sau khi thêm dung dịch AgNO3 vào là chất gì? Tại sao cần phải trung hoà dung dịch base dư trước khi cho dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm (2)?
3. Dự đoán sản phẩm và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong quá trình thí nghiệm.
Trả lời Hoạt động 2 Hóa 11 trang 114 Kết nối tri thức:
1. Ban đầu hỗn hợp tách thành hai lớp do bromoethane không tan trong nước. Trong đó, bromoethane ở lớp dưới do nặng hơn nước.
2. Kết tủa xuất hiện ở ống nghiệm (2) sau khi thêm AgNO3 là AgBr.
Cần trung hoà base dư trước khi cho dung dịch AgNO3 để tránh sinh ra kết tủa Ag2O làm sai lệch kết quả thí nghiệm. Cụ thể, nếu còn base dư có thêm phản ứng:
AgNO3 + NaOH → AgOH + NaNO3
2AgOH (không bền) → Ag2O + H2O.
3. Các phương trình hoá học xảy ra trong quá trình thí nghiệm:
+ Rửa ion halogen: Br− + Ag+ → AgBr.
+ NaOH tác dụng với C2H5Br:
NaOH + C2H5Br NaBr + C2H5OH.
+ Trung hoà base dư:
NaOH (dư) + HNO3 → NaNO3 + H2O.
+ Cho dung dịch trong ống nghiệm (2) tác dụng với AgNO3:
NaBr + AgNO3 → AgBr(kết tủa vàng) + NaNO3.
Với nội dung Giải Hóa 11 trang 114 Kết nối tri thức chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải Hóa 11 Kết nối tri thức. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm Giải bài tập Hóa 11 Kết nối tri thức hay khác.
Giải Hóa 11 trang 112 Kết nối tri thức SGK
Giải Hóa 11 trang 113 Kết nối tri thức SGK
Giải Hóa 11 trang 114 Kết nối tri thức SGK
Giải Hóa 11 trang 115 Kết nối tri thức SGK