Các em đã biết mọi vật thể trong tự nhiên cũng như nhân tạo đều tạo ra từ chất này hay chất khác. Vậy các chất được tạo ra từ đâu? câu hỏi đó đã được đặt ra từ cách đây mấy nghìn năm, ngày nay, khoa học đã có câu trả lời rõ ràng: Đó là Nguyên tử.
Vậy nguyên tử là gì? Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các hạt nào? lớp Electron là gì? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. Nguyên tử là gì?
• Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
• Nguyên tử gồm:
- Hạt nhân mang điện tích dương
- Vỏ tạo bởi một hay nhiều eletron mang điện tích âm. Electron ký hiệu là e, điện tích âm (-),
Nguyên tử có kích thước rất nhỏ cỡ 10-8cm .
II. Hạt nhân nguyên tử
• Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron.
- Hạt Proton: Ký hiệu là p có điện tích dương (+)
- Hạt Nơtron: Ký hiệu là n không mang điện.
• Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt proton trong hạt nhân
• Trong một nguyên tử: số p = số e
- Proton và nơtron có cùng khối lượng, còn electron có khối lượng rất bé (chỉ bằng 0,0005 lần khối lượng proton), không đáng kể. Nên khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.
Hạt electron |
Hạt proton |
Hạt nơtron |
|
Kí hiệu |
e |
p |
n |
Điện tích |
– 1 |
+ 1 |
Không mang điện |
Khối lượng |
9,1095.10-28g |
1,6726.10-24g |
1,6726.10-24g |
III. Lớp Electron
- Trong nguyên tử các electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có 1 số electron nhất định.
- Số lớp electron của nguyên tử:
H2: 1 (1e) → 1e ngoài cùng
O2: 2 (6e) → 6e ngoài cùng
Na: 3 (11e) → 1e ngoài cùng
- Số electron tối đa ở lớp 1 là 2e; ở lớp 2 là 8e.
- Khối lượng nguyên tử = số P + số N + số e = số P + số N (vì e có khối lượng rất nhỏ nên bỏ qua).
IV. Bài tập về Nguyên tử
* Bài 1 trang 15 sgk hóa 8: Hãy chép các câu sau đây vào vở bài tập với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp
".....là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện : từ ..... tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm ..... mang điện tích dương và vỏ tạo bởi ....."
> Giải bài 1 trang 15 sgk hóa 8
* Bài 2 trang 15 sgk hóa 8: a) Nguyên tử tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn nữa, đó là những hạt nào?
b) Hãy nói tên, kí hiệu và điện tích những loại hạt mang điện?
c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?
> Giải bài 2 trang 15 sgk hóa 8
* Bài 3 trang 15 sgk hóa 8: Vì sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử?
> Giải bài 3 trang 15 sgk hóa 8
* Bài 4 trang 15 sgk hóa 8: Trong nguyên tử, electron chuyển động và sắp xếp như thế nào? Lấy vị dụ minh họa với nguyên tử oxi.
> Giải bài 4 trang 15 sgk hóa 8
* Bài 5 trang 16 sgk hóa 8: Cho biết sơ đồ một số nguyên tử sau:
Hãy chỉ ra: Số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.
Hy vọng với bài viết về nguyên tử, cấu tạo của hạt nhân nguyên tử và lớp electron ở trên giúp các em hiểu rõ hơn. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
¤ Các bài viết cùng Chương 1: » Bài 3: Bài Thực Hành 1 Tính Chất Nóng Chảy Của Chất Tách Chất Từ Hỗn Hợp » Bài 6: Đơn Chất Và Hợp Chất – Phân Tử ¤ Có thể bạn muốn xem: |