Hotline 0939 629 809

Độ tan của một chất trong nước, Tính tan trong nước của một số Axit Bazơ Muối - Hóa 8 bài 41

15:51:4015/09/2021

Khi pha nước chanh đường để uống, các em thấy, nếu cho nước đá vào trước rồi cho đường vào sau thì đường rất khó tan, nhưng nếu cho đường vào nước ấm trước rồi khuấy thì đường rất nhanh tan. Như vậy các em thấy, nhiệt độ ảnh hưởng tới sự tan của một chất.

Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu độ tan của một chất trong nước như thế nào? tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối ra sao? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan của một chất?

I. Chất tan và chất không tan

1. Thí nghiệm về tính tan của chất.

- Bằng các thí nghiệm chúng ta thấy: Có chất tan được trong nước, có chất không tan được trong nước.

* Ví dụ: Muối ăn tan được trong nước còn cát không tan trong nước.

2. Tính tan trong nước của một số hợp chất axit, bazơ, muối

 Tính tan của Axit: Hầu hết các axit tan được trong nước, trừ axit silixic H2SiO3.

Tính tan của Bazơ: Phần lớn các bazơ không tan trong nước, trừ một số bazơ tan được trong nước như: NaOH, KOH, Ba(OH)2.

 Tính tan của Muối:

 - Các muối của natri, kali đều tan.

 - Các muối nitrat đều tan.

 - Phần lớn các muối clorua tan được, trừ AgCl (có PbCl2 ít tan)

 - Phần lớn các muối sunfat tan được, trừ PbSO4, BaSO4 (có CaSO4 và Ag2SO4 ít tan).

 - Phần lớn muối sunfit không tan trừ Na2SO3, K2SO3, (NH4)2SO3 tan.

 - Phần lớn muối cacbonat không tan trừ Na2CO3, K2CO3, (NH4)2CO3

II. Độ tan của một chất trong nước

1. Định nghĩa

– Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.

* Ví dụ: Ở 25oC khi hòa tan 36 gam muối NaCl vào 100 gam nước thì người ta thu được dung dịch muối bão hòa. Người ta nói độ tan của NaCl ở 25oC là 36 gam hay SNaCl = 36 gam.

Như vậy, có thể áp dụng công thức sau để tính độ tan của một chất trong nước:

Trong đó:

mct là khối lượng chất tan để tạo thành dung dịch bão hòa
mdm là khối lượng dung môi (nước) để tạo thành dung dịch bão hòa

2. Những yếu tố ảnh hưởng tới độ tan của một chất

- Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Phần lớn tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn tăng.

- Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

III. Bài tập vận dụng

* Bài 1 trang 142 SGK Hóa 8: Hãy chọn câu trả lời nào là đúng nhất

Độ tan của một chất có trong nước ở nhiệt độ xác định là:

A. Số gam chất đó có thể tan trong 100g dung dịch.

B. Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước.

C. Số gam chất đó có thể tan trong 100g dung môi để tao thành dung dịch bão hòa.

D. Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

E. Số gam chất đó có thể tan trong 1 lit nước để tạo thành dung dịch bão hòa.

>> Giải bài 1 trang 142 SGK Hóa 8

* Bài 2 trang 142 SGK Hóa 8: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước:

A. đều tăng.

B. đều giảm.

C. phần lớn là tăng.

D. phần lớn là giảm.

E. không tăng cũng không giảm.

>> Giải bài 2 trang 142 SGK Hóa 8

* Bài 3 trang 142 SGK Hóa 8: Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước:

A. đều tăng.

B. đều giảm.

C. có thể tăng và có thể giảm.

D. không tăng và cũng không giảm.

>> Giải bài 3 trang 142 SGK Hóa 8

* Bài 4 trang 142 SGK Hóa 8: Dựa vào đồ thị về độ tan của các chất rắn trong nước (Hình 6.5 SGK Hóa 8 trang 140), hãy cho biết độ tan của các muối NaNO3, KBr, KNO3, NH4Cl, NaCl, Na2SO4 ở nhiệt độ 10oC và 60oC.Độ tan của một chất trong nước

>> Giải bài 4 trang 142 SGK Hóa 8

* Bài 5 trang 142 SGK Hóa 8: Xác định độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18oC, biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 53g Na2CO3 trong 250g nước thì được dung dịch bão hòa.

>> Giải bài 5 trang 142 SGK Hóa 8

Hy vọng bài viết có thể giúp các em hiểu và dễ dàng trả lời các câu hỏi như độ tan của một chất trong nước như thế nào? tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối ra sao? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan của một chất? HayHocHoi chúc các em học tốt, mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại dưới phần nhận xét bài viết nhé.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 8 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 8 Lý thuyết và Bài tập

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan