Lý thuyết Bài 3: Hai đường thẳng song song nằm ở chương 4 SGK Toán 7 Cánh diều Tập 1. Nội dung trọng tâm: Tính chất, dấu hiệu nhận biết và tiên đề Euclid hai đường thẳng song song.
Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, Tiên đề EUCLID, tính chất hai đường thẳng song song như thế nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.
• Hai góc đồng vị là hai góc như thế nào?
Đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b lần lượt tại điểm A, B.
Khi đó, ta thấy:
+ Góc A1 và góc B1 ở “cùng một phía” của đường thẳng c.
+ Góc A1 ở “phía trên” đường thẳng a. Góc B1 cũng ở “phía trên” đường thẳng b.
Hai góc A1 và B1 ở vị trí như thế được gọi là hai góc đồng vị.
• Hai góc so le trong là hai góc như thế nào?
Đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b lần lượt tại điểm A, B.
+ Góc A3 và góc B1 ở “hai phía” của đường thẳng c.
+ Góc A3 ở “phía dưới” của đường thẳng a. Góc B1 lại ở “phía trên” của đường thẳng b.
Hai góc A3 và B1 ở vị trí như thế gọi là hai góc so le trong.
- Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b và trong các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau thì a và b song song với nhau.
- Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì a và b song song với nhau.
* Ví dụ 1: Quan sát hình 39a, 39b và giải thích tại sao m//n và x//y.
* Lời giải:
Hình 39a) đường thẳng p cắt hai đường thẳng m, n và trong các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau () nên m//n
Hình 39b) đường thẳng z cắt hai đường thẳng x, y và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau () nên x//y
* Ví dụ 2: Vẽ một đường thẳng b đi qua điểm M và song song với đường thẳng a (M ∉ a) bằng ê ke.
+ Bước 1: Vẽ đường thẳng a và điểm M không thuộc a.
+ Bước 2: Đặt ê ke sao cho cạnh ngắn của góc vuông nằm trên đường thẳng a và cạnh huyền đi qua điểm M, vẽ theo cạnh huyền một phần đường thẳng c đi qua M (đường thẳng c cắt đường thẳng a tại điểm N).
+ Bước 3: Dịch chuyển ê ke sao cho cạnh huyền của ê ke vẫn nằm trên đường thẳng c còn cạnh ngắn của góc vuông đi qua điểm M, vẽ theo cạnh ngắn của góc vuông một phần đường thẳng b đi qua điểm M.
+ Bước 4: Vẽ hoàn thiện đường thẳng b.
* Nhận xét: Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng luôn có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
• Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
* Nhận xét: Nếu hai đường thẳng cùng đi qua điểm M và cùng song song song với đường thẳng a (M ∉ a) thì hai đường thẳng đó trùng nhau.
* Ví dụ:
Qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a ta vẽ được một đường thẳng b song song với a.
Và vẽ được đường thẳng b’ cũng đi qua M và b’ song song với a.
Khi đó theo Tiên đề Euclid thì b và b’ trùng nhau.
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
- Hai góc đồng vị bằng nhau.
- Hai góc so le trong bằng nhau.
* Chú ý: Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng song song a và b thì:
- Hai góc so le ngoài bằng nhau.
- Hai góc trong cùng phía có tổng số đo bằng 1800.
* Ví dụ 1: Tính số đo các góc x,y sau biết m // n.
* Lời giải:
Ta có m//n nên x = 600 (hai góc đồng vị)
Mặt khác: x + y = 1800 (hai góc kề bù)
Suy ra: y = 1800 – x = 1800 – 600 = 1200
* Ví dụ 2: Tìm số đo x trong hình sau biết u//v
* Lời giải:
Đặt góc N1 như hình sau:
Vì u//v nên có: (hai góc so le trong).
Mà
Vậy số đo của x trong hình đã cho là 50o.
Với nội dung bài viết về: Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, Tiên đề EUCLID, tính chất hai đường thẳng song song? Toán 7 bài 3 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung lý thuyết bài 3 chương 4 SGK Toán 7 tập 1 Cánh diều. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.