Lý thuyết Bài 3: Hình bình hành nằm ở chương 3 SGK Toán 6 Cánh diều Tập 1. Nội dung trọng tâm: Nhận biết hình bình hành, cách vẽ hình bình hành, công thức tính chu vi diện tích hình bình hành.
Công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành, cách vẽ, cách nhận biết hình bình hành như thế nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.
Cho Hình bình hành ABCD
Khi đó Hình bình hành ABCD có:
+ Hai cạnh đối AB và CD, BC và AD song song với nhau;
+ Hai cạnh đối bằng nhau: AB = CD; BC = AD;
+ Hai góc ở các đỉnh A và C bằng nhau; hai góc ở các đỉnh B và D bằng nhau.
Ta có thể vẽ Hình bình hành bằng thước và compa.
Chẳng hạn, vẽ Hình bình hành ABCD nhận hai đoạn thẳng AB, AD làm cạnh.
Để vẽ Hình bình hành ABCD ta thực hiện các bước sau:
+ Bước 1. Lấy B làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AD. Lấy D làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AB. Gọi C là giao điểm của hai phần đường tròn này.
+ Bước 2. Dùng thước vẽ các đoạn thẳng BC và CD.
Ta được Hình bình hành ABCD.
Hình bình hành có độ dài hai cạnh là a và b, độ dài đường cao ứng với cạnh a là h, ta có:
• Chu vi của Hình bình hành là: C = 2(a + b);
• Diện tích của Hình bình hành là: S = a . h.
Với nội dung bài viết về: Công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành, cách nhận biết hình bình hành? Toán 6 bài 3 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung lý thuyết bài 3 chương 3 SGK Toán 6 tập 1 Cánh diều. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.