Lý thuyết Bài 1: Số nguyên âm nằm ở chương 2 SGK Toán 6 Cánh diều Tập 1. Nội dung trọng tâm: Số nguyên âm, cách đọc số nguyên âm, ý nghĩa số nguyên âm trong thực tiễn.
Cách đọc số nguyên âm, Sử dụng số nguyên âm trong thực tiễn như nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.
• Số nguyên dương là các số: 1; 2; 3; 4... (Số tự nhiên khác 0)
• Số nguyên âm là các số: –1; –2; –3; –4;... Số nguyên âm được nhận biết bằng dấu "–" ở trước số tự nhiên khác 0.
* Ví dụ: – 7, – 15, – 60 000, ...
• Cách đọc số nguyên âm: Có hai cách đọc số nguyên âm
* Ví dụ: – 6 là số nguyên âm, đọc là âm sáu hoặc trừ sáu.
* Chú ý:
- Số 0 không phải là số nguyên dương cũng không phải số nguyên âm.
- Đôi khi ta còn viết thêm dấu "+" ngay trước một số nguyên dương. Chẳng hạn +9 (đọc là "dương chín")
Số nguyên âm được sử dụng trong nhiều tình huống thực tiễn cuộc sống. Chẳng hạn,
• Số nguyên âm được dùng để chỉ nhiệt độ dưới 0 °C
* Ví dụ: Nhiệt độ 5 độ dưới 0 °C được viết là – 5 °C. đọc là: âm năm độ C.
• Số nguyên âm được dùng để chỉ độ cao dưới mực nước biển.
* Ví dụ: Một thị trấn nhỏ gần thành phố Rốt-téc-đam (Rotterdam, Hà Lan) là một vùng đất trũng dưới mực nước biển xấp xỉ 7 m. Ta nói độ cao trung bình của vùng đất đó là – 7 m.
• Số nguyên âm được đùng để chỉ số tiền nợ, cũng như để chỉ số tiền lỗ trong kinh doanh.
* Ví dụ: Khi ông Huy nợ 50 000 đồng thì ta có thể nói ông Huy có – 50 000 đồng.
Khi báo cáo kết quả kinh doanh, nếu bị lỗ 40 000 000 đồng thì ta có thể nói lợi nhuận là – 40 000 000 đồng.
• Số nguyên âm được dùng để chỉ thời gian trước Công nguyên.
* Ví dụ: Nhà toán học Py-ta-go (Pythagoras) sinh năm – 570, nghĩa là ông sinh năm 570 trước Công nguyên.
Với nội dung bài viết về: Cách đọc số nguyên âm, Sử dụng số nguyên âm trong thực tiễn? Toán 6 bài 1 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung lý thuyết bài 1 chương 2 SGK Toán 6 tập 1 Cánh diều. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.