Hotline 0939 629 809

Quy tắc dấu ngoặc trong phép trừ số nguyên, cách trừ hai số nguyên? Toán 6 bài 4 cd1c2

09:02:2213/11/2023

Lý thuyết Bài 4: Phép cộng các số nguyên nằm ở chương 2 SGK Toán 6 Cánh diều Tập 1. Nội dung trọng tâm: Phép trừ số nguyên, Quy tắc dấu ngoặc trong phép trừ số nguyên.

Quy tắc dấu ngoặc trong phép trừ số nguyên, cách trừ hai số nguyên như thế nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.

I. Phép trừ hai số nguyên

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b: 

a – b = a + (– b).

* Chú ý: Phép trừ trong không phải bao giờ cũng thực hiện được, còn phép trừ trong luôn thực hiện được.

* Ví dụ: Thực hiện phép trừ các số nguyên sau:

 (–10) – 15 = (–10) + (–15) = –(10 + 15) = –25

 6 – 18 = 6 + (–18) = –(18 – 6) = –12

II. Quy tắc dấu ngoặc trong phép trừ số nguyên

• Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đằng trước thì giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.

a + (b + c) = a + b + c

a + (b – c) = a + b – c.

• Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "–" đằng trước, ta phải đổi dấu của các số hạng trong ngoặc: dấu "+" thành dấu "–" và dấu "–" thành dấu "+".

a – (b + c) = a – b – c

a – (b – c) = a – b + c.

* Ví dụ: Tính (– 147) – (13 – 47). 

Ta có: 

 (– 147) – (13 – 47) 

= (– 147) – 13 + 47  (quy tắc dấu ngoặc)

= (– 147) + 47 – 13  (tính chất giao hoán)

a – (b + c) = a – b – c

a – (b – c) = a – b + c.

= [(– 147) + 47] – 13  (tính chất kết hợp)

= [– (147 – 47)] – 13

= (– 100) – 13 

= (– 100) + (– 13) 

= – (100 + 13) 

= – 113. 

Với nội dung bài viết về: Quy tắc dấu ngoặc trong phép trừ số nguyên, cách trừ hai số nguyên? Toán 6 bài 4 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung lý thuyết bài 4 chương 2 SGK Toán 6 tập 1 Cánh diều. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan