Hotline 0939 629 809

Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng: Nhiệt độ, nồng độ, áp suất, bề mặt tiếp xúc, chất xúc tác và ví dụ - Hoá 10 bài 16 CTST

15:23:1430/11/2022

Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn, khi nấu một số loại thực phẩm bằng nồi áp suất sẽ nhânh chín hơn, bệnh nhân sẽ dễ hô hấp hơn khi dùng oxygen từ bình chứa khí oxygen so với từ không khí... như vậy nhiệt độ, áp suất, nồng độ...đã ảnh hưởng tới tốc độ biến đổi của các quá trình trên...

Vậy ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ, áp suất, bền mặt tiếp xúc, chất xúc tác tới tốc độ phản ứng như thế nào? ví dụ về sự ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ, áp suất, bền mặt tiếp xúc, chất xúc tác tới tốc độ phản ứng...sẽ được chúng ta tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Ảnh hưởng của nồng độ tới tốc độ phản ứng

- Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

- Giải thích: Nồng độ của các chất phản ứng tăng làm tăng số va chạm hiệu quả nên tốc độ phản ứng tăng.

Ảnh hưởng của nồng độ tới tốc độ phản ứng Hoá 10 bài 16

* Chú ý: Khi các chất phản ứng va chạm đúng hướng và đủ năng lượng dẫn đến xảy ra phản ứng, gọi là va chạm hiệu quả.

* Ví dụ: Phản ứng hóa học: Na2S2O3(aq) + H2SO4(aq) → Na2SO4(aq) + S(s) + SO2(g) + H2O(l)

Nồng độ Na2S2O3 giảm ⇒ Các hạt phân tử Na2S2O3 giảm 

⇒ Số va chạm hiệu quả giữa các phân tử Na2S2O3 và phân tử H2SO4 giảm

⇒ Kết tủa tạo thành chậm tức là tốc độ phản ứng chậm hơn.

II. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ phản ứng

- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.

- Giải thích: Ở nhiệt độ thường, các chất phản ứng chuyển động với tốc độ nhỏ; khi tăng nhiệt độ; các chất sẽ chuyển động với tốc độ lớn hơn, dẫn đến tăng số va chạm hiệu quả nên tốc độ phản ứng tăng.

Ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ của phản ứng

- Mối quan hệ giữa nhiệt độ và tốc độ phản ứng hóa học được biểu diễn bằng công thức:

 

Trong đó:

 vt1; vt2 là tốc độ phản ứng ở hai nhiệt độ t1 và t2;

 γ là hệ số nhiệt độ Van't Hoff.

* Chú ý: Quy tắc Van't Hoff chỉ gần đúng trong khoảng nhiệt độ không cao.

III. Ảnh hưởng của áp suất tới tốc độ phản ứng

- Đối với phản ứng có chất khí tham gia, tốc độ phản ứng tăng khi tăng áp suất.

- Giải thích: Khi tăng áp suất thì nồng độ chất khí tăng, nên tốc độ phản ứng tăng.

Ảnh hưởng của áp suất tới tốc độ phản ứng

IV. Ảnh hưởng của bề mặt tiếp xúc

- Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

- Giải thích: Khi tăng diện tích tiếp xúc của chất phản ứng, số va chạm hiệu quả tăng dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.

* Ví dụ: Thực hiện các thí nghiệm sau:

+ Thí nghiệm 1: Cho 2 gam CaCO3 dạng khối tác dụng với 20 ml HCl 1M;

+ Thí nghiệm 2: Cho 2 gam CaCO3 dạng bột tác dụng với 20 ml HCl 1M.

Khi HCl phản ứng với CaCO3 dạng bột, diện tích tiếp xúc giữa các phân tử HCl và CaCO3 tăng lên

⇒ Số va chạm hiệu quả tăng

⇒ tốc độ phản ứng tăng.

⇒ Ở thí nghiệm 2 phản ứng diễn ra nhanh hơn.

Ảnh hưởng của bề mặt tiếp xúc tới tốc độ phản ứng

V. Ảnh hưởng của chất xúc tác tới tốc độ phản ứng

- Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hóa học, nhưng vẫn được bảo toàn về lượng và chất khi kết thúc phản ứng.

Chất xúc tác được ghi trên mũi tên trong phương trình hóa học.

* Ví dụ 1: Phương trình hóa học của phản ứng:

 2H2O2 (aq)  2H2O (l) + O2 (g)

Trong phản ứng trên MnO2 là chất xúc tác.

* Ví dụ 2: Enzyme amylase có trong nước bọt là chất xúc tác đẩy nhanh quá trình tiêu hóa tinh bột.

VI. Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng trong đời sống và sản xuất

- Kiểm soát tốc độ các phản ứng diễn ra trong đời sống, sản xuất khi vận dụng các yếu tố ảnh hưởng như: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, bề mặt tiếp xúc và chất xúc tác giúp mang lại các giá trị hiệu quả.

ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng trong đời sống và sản xuất

* Ví dụ:

- Nồng độ oxygen trong không khí chỉ chiếm 21%. Dùng bình chứa oxygen mục đích làm tăng nồng độ chất tham gia 

⇒ Tăng tốc độ phản ứng cháy

- Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh ⇒ Giảm nhiệt độ 

⇒ Giảm tốc độ phản ứng oxi hóa thức ăn

⇒ Thức ăn lâu bị ôi thiu.

Hy vọng với bài viết Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng: Nhiệt độ, nồng độ, áp suất, bề mặt tiếp xúc, chất xúc tác và ví dụ - Hoá 10 bài 16 sách Chân trời sáng tạo ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

> Xem đầy đủ bài viết Lý thuyết SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo

• Xem các bài tập SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo cùng chuyên mục

> Bài 1 trang 103 Toán 6 Tập 1 SGK Chân trời sáng tạo: Điều tra loại phim yêu thích nhất của 36 học sinh lớp 6A3,...

> Bài 2 trang 104 Toán 6 Tập 1 SGK Chân trời sáng tạo: Hãy lập bảng dữ liệu ban đầu để điều tra số thành viên trong gia đình...

> Bài 3 trang 104 Toán 6 Tập 1 SGK Chân trời sáng tạo: Hãy lập bảng dữ liệu ban đầu để tìm hiểu về món ăn sáng ưa thích nhất...

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan