Hầu hết mọi thứ xung quanh chúng ta đều liên quan đến hoá học.
Vậy hoá học nghiên cứu về những vấn đề gì? Hoá học có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất? Làm thế nào để có phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học một cách hiệu quả?...
I. Đối tượng nghiên cứu hóa học
- Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất cũng như ứng dụng của chúng.
II. Vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất
- Hóa học có vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất và nghiên cứu khoa học. Ví dụ:
+ Các chất hóa học được sử dụng làm nhiên liệu; nguyên liệu, vật liệu để sản xuất.
+ Điều chế các loại thuốc phòng và chữa bệnh cho con người, thiết bị y tế, mĩ phẩm, ...
+ Sản xuất phân bón, chất dẻo, các chất hóa học được sử dụng trong phòng thí nghiệm, ...
III. Phương pháp học tập hóa học
- Để học tốt môn Hóa học, chúng ta cần có phương pháp học tập đúng đắn thông qua một số hoạt động được thực hiện trên lớp học cũng như ở nhà:
+ Ôn tập và nghiên cứu bài học trước khi đến lớp.
+ Rèn luyện tư duy hóa học.
+ Ghi chép.
+ Luyện tập thường xuyên.
+ Thực hành thí nghiệm.
+ Sử dụng thẻ ghi nhớ.
+ Hoạt động tham quan, trải nghiệm.
+ Sử dụng sơ đồ tư duy.
- Phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học, bao gồm:
+ Phương pháp tìm hiểu lí thuyết.
+ Phương pháp học tập thông qua thực hành, thí nghiệm.
+ Phương pháp luyện tập, ôn tập.
+ Phương pháp học tập trải nghiệm.
IV. Phương pháp nghiên cứu hóa học
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: là sử dụng những định luật, nguyên lí, quy tắc, cơ chế, mô hình, … cũng như các kết quả nghiên cứu đã có để tiếp tục làm rõ những vấn đề của lý thuyết hóa học.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: là nghiên cứu những vấn đề dựa trên kết quả thí nghiệm, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, định lượng…
Hy vọng với bài viết Đối tượng nghiên cứu của hoá học, vai trò của hoá học trong đời sống sản xuất và phương pháp học - Hoá 10 bài 1 sách Chân trời sáng tạo ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
> Xem Lý thuyết Hóa 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ chi tiết
Lý thuyết Hóa 10 Bài 2: Thành phần của nguyên tử
Lý thuyết Hóa 10 Bài 3: Nguyên tố hóa học
Lý thuyết Hóa 10 Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử
Lý thuyết Hóa 10 Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Lý thuyết Hóa 10 Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong chu kì và nhóm
Lý thuyết Hóa 10 Bài 7: Định luật tuần hoàn – ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học