Kim loại kiềm là các kim loại thuộc nhóm IA, bao gồm: Lithium (Li), sodium (Na), potassium (K), rubidium (Rb), caesium (Cs), francium (Fr). Chúng phản ứng được với nước và giải phóng khí hydrogen. Vậy khả năng phản ứng với nước của các kim loại trên có giống nhau hay không? Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, chúng ta có thể giải thích được xu hướng biến đổi tính chất hoá học cơ bản của nguyên tử các nguyên tố không?
Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim, tính acid base của oxide và hydroxide như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử
- Bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
+ Trong một chu kì, nguyên tử của các nguyên tố có cùng số lớp electron. Từ trái sang phải, điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần nên electron lớp ngoài cùng sẽ bị hạt nhân hút mạnh hơn, vì vậy bán kính nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng giảm dần.
+ Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử có xu hướng tăng.
II. Xu hướng biến đổi độ âm điện
- Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.
- Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng cũng tăng. Do đó, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng tăng dần.
+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm. Do đó, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng giảm dần.
III. Xu hướng biến đổi tính kim loại, tính phi kim
- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường electron.
* Ví dụ: Na → Na+ + 1e
- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận electron.
* Ví dụ: F + 1e → F-
- Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Quá trình nhường nhận electron của nguyên tử Sodiu và fluorine
+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với electron lớp ngoài cùng tăng. Do đó, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần.
+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm. Do đó, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần.
IV. Xu hướng biến đổi tính acid – base của oxide và hydroxide
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, tính acid của chúng tăng dần.
Xu hướng biến đổi tính acid base của oxide và hydroxide (Tính axit - base của oxide và hydroxide tương ứng của các nguyên tố thuộc chu kỳ 2 và 3)
Hy vọng với bài viết Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim, tính acid base trong chu kỳ và nhóm - Hoá 10 bài 6 sách Chân trời sáng tạo ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
> Xem Lý thuyết Hóa 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ chi tiết
Lý thuyết Hóa 10 Bài 7: Định luật tuần hoàn – ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Lý thuyết Hóa 10 Bài 8: Quy tắc octet
Lý thuyết Hóa 10 Bài 9: Liên kết ion
Lý thuyết Hóa 10 Bài 10: Liên kết cộng hóa trị
Lý thuyết Hóa 10 Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals
Lý thuyết Hóa 10 Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống
• Xem Giải bài tập SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo
> Bài 5 trang 48 SGK Hoá 10 (Chân trời sáng tạo): Cho bảng số liệu sau:...