Lý thuyết Bài 1: Hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều SGK Chân trời sáng tạo Tập 1 chương 2. Nội dung về khái niệm, đặc điểm, tính chất của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều.
Hình chóp Tam giác đều, Hình chóp Tứ giác đều có đặc điểm, tính chất gì? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.
• Hình chóp tam giác đều có:
- Đáy là tam giác đều.
- Các cạnh bên bằng nhau.
- 3 mặt bên là các tam giác cân bằng nhau và có chung một đỉnh.
- 3 cạnh đáy bằng nhau là ba cạnh của tam giác đáy.
- Chân đường cao trùng với tâm của đáy.
Hình S.ABC (hình vẽ) là một hình chóp tam giác đều.
Trong hình này:
– S gọi là đỉnh.
– Mặt ABC là một tam giác đều và được gọi là mặt đáy (gọi tắt là đáy).
– Các đoạn thẳng SA, SB, SC bằng nhau và được gọi là các cạnh bên.
– Ba mặt SAB, SBC, SCA là các tam giác cân bằng nhau và được gọi là ba mặt bên.
– Các đoạn thẳng AB, BC, CA được gọi là cạnh đáy.
– Gọi O là trong tâm của mặt đáy, khi đó SO gọi là đường cao, độ dài SO gọi là chiều cao.
Như vậy, tổng cộng hình chóp tam giác đều có 4 mặt (3 mặt bên + 1 mặt đáy) và hình chóp tam giác đều có 6 cạnh (3 cạnh bên + 3 cạnh đáy).
• Hình chóp tứ giác đều có:
- Đáy là hình vuông.
- 4 cạnh bên bằng nhau.
- 4 mặt bên là các tam giác cân bằng nhau và có chung một đỉnh.
- 4 cạnh đáy bằng nhau là bốn cạnh của hình vuông đáy.
- Chân đường cao trùng với giao điểm của hai đường chéo của mặt đáy.
Hình S.ABCD (hình vẽ) là một hình chóp tứ giác đều.
Trong hình này:
– S gọi là đỉnh.
– Mặt ABCD là một hình vuông và được gọi là mặt đáy (gọi tắt là đáy).
– Các đoạn thẳng SA, SB, SC, SD bằng nhau và được gọi là các cạnh bên.
– Bốn mặt SAB, SBC, SCD, SDA là các tam giác cân bằng nhau và được gọi là bốn mặt bên.
– Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA được gọi là cạnh đáy.
– Gọi O là giao điểm hai đường chéo của mặt đáy, khi đó SO là đường cao, độ dài SO gọi là chiều cao.
Như vậy, tổng cộng hình chóp tứ giác đều có 5 mặt (4 mặt bên + 1 mặt đáy) và hình chóp tứ giác đều có 8 cạnh (4 cạnh bên + 4 cạnh đáy).
Với nội dung bài viết về: Tính chất Hình chóp Tam giác đều, Hình chóp Tứ giác đều? Toán 8 Chân trời tập 1 Bài 1 chương 2 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững kiến thức lý thuyết SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.