Định lí PyThagore, Định lí Pythagore đảo và vận dụng Định lí Pythagore? Toán 8 Chân trời tập 1 Bài 1 C3

16:52:1015/11/2023

Lý thuyết Bài 1: Định lí Pythagore SGK Chân trời sáng tạo Tập 1 chương 3. Nội dung về Định lí PyThagore, Định lí Pythagore đảo và vận dụng Định lí Pythagore.

Phát biểu Định lí PyThagore, Định lí Pythagore đảo và vận dụng Định lí Pythagore như thế nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.

1. Định lí Pythagore, công thức định lí Pythagore

 Phát biểu Định lí Pythagore: Trong một tam giác vuông, bình phương độ dài của cạnh huyền bằng tổng các bình phương độ dài của hai cạnh góc vuông.

Định lí Pythagore

ΔABC,   BC2 = AB2 + AC(công thức định lí Pythago)

* Ví dụ: Cho tam giác vuông DEF có cạnh huyền EF = 5 cm và cạnh DE = 4 cm. Tính độ dài cạnh DF.

* Lời gải:

Ta có hình minh họa như sau:

Vận dụng công thức định lí Pythagore

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông DEF có cạnh huyền EF, ta có:

EF2 = DE2 + DF2

⇒ DF2 = EF2 – DE2 = 52 – 42 = 25 – 16 = 9 = 32.

Vậy độ dài cạnh DF là 3 cm.

2. Định lí Pythagore đảo

 Phát biểu Định lí Pythagore đảo:

Nếu một tam giác có bình phương độ dài của một cạnh bằng tổng các bình phương độ dài của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.

Định lí Pythagore đảo và ứng dụng Toán 8 bài 1

ΔABC, BC2 = AB2 + AC2   

* Ví dụ: Các tam giác sau có phải là tam giác vuông không?

a) Tam giác ABC có AB = 6 m, BC = 8 m, AC = 10 m.

b) Tam giác DEF có DE = 4 dm, DF = 10 dm, EF = 6 dm.

* Lời giải:

a) Ta có: 102 = 62 + 82 ⇒ AC2 = AB2 + BC2.

⇒ ΔABC vuông tại B.

b) Ta có DF là cạnh dài nhất và 102 ≠ 42 + 62,

⇒ DF2 ≠ DE2 + EF2.

⇒ ΔDEF không phải là tam giác vuông.

3. Vận dụng định lí Pythagore

Ta có thể vận dụng định lí Pythagore để tính nhiều yếu tố khoa học và đời sống như tính độ dài đoạn thẳng, khoảng cách giữa hai điểm, chiều dài, chiều cao của vật,...

Ví dụ: Tính chiều dài cần cẩu AB trong Hình 10.

Vận dụng định lí Pythagore Toán 8 bài 1 chương 3 CTST

* Lời giải:

Xét tam giác ABC có CB = 4 m, AC = AD – CD = 5 – 2 = 3 (m).

Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác ABC vuông tại C, ta có:

AB2 = AC2 + CB2 = 32 + 42 = 25 = 52.

⇒ AB = 5 m.

Vậy chiều dài cần cẩu AB là 5 m.

Với nội dung bài viết về: Định lí PyThagore, Định lí Pythagore đảo và vận dụng Định lí Pythagore? Toán 8 Chân trời tập 1 Bài 1 chương 3 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững kiến thức lý thuyết SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan