Lý thuyết Bài 2: Đa thức một biến chương 7 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo Tập 2. Nội dung về giá trị của đa thức một biến, nghiệm của đa thức một biến...
Đơn thức đa thức một biến là gì, Tính Giá trị của đa thức một biến, tìm nghiệm của đa thức 1 biến như nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.
• Đơn thức một biến là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và biến đó.
* Ví dụ: 5t; –3; 2z4; 2023y2; –7x2 là những đơn thức một biến.
- Ta có thể thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia đơn thức cùng một biến.
* Ví dụ: 2x + 3x = 5x; 3y – 7y = –4y; 2t. 3t2 = 6t3
• Đa thức một biến là tổng của những đơn thức cùng một biến. Đơn thức một biến cũng là đa thức một biến.
* Ví dụ:
A = 5x5 + 3x3 + 2x2 + x. Đa thức A là đa thức một biến (biến x).
B = –8y + 2y2 + 1. Đa thức B là đa thức một biến (biến y).
C = 5 – 2t + 4t2 + 9t4. Đa thức C là đa thức một biến (biến t).
D = 7 thì ta có thể viết D = 0x + 7 nên C cũng là đa thức một biến.
Quy ước: P = 0 được gọi là đa thức không.
- Để thuận tiện cho việc tính toán đối với các đa thức một biến, ta thường viết đa thức đó thành đa thức thu gọn và sắp xếp các đơn thức của chúng theo lũy thừa tăng hoặc giảm của biến.
- Bậc của đa thức một biến (khác đa thức không, đã thu gọn) là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó.
* Ví dụ: Thu gọn đa thức: P = 2x2 + 3x + 2x – 4 + x2. Tìm bậc và hệ số cao nhất của đa thức.
* Lời giải:
Ta có: P = 3x2 + 3x + 2x – 4 + x2
= (3x2 + x2) + (3x + 2x) – 4
= 4x2 + 5x – 4.
Trong đa thức trên, số mũ cao nhất của x là 2 nên bậc của đa thức là 2.
Hệ số của x2 là 4, gọi là hệ số cao nhất.
Vậy đa thức thu gọn của đa thức P là đa thức 4x2 + 5x – 4 hoặc đa thức – 4 + 5x + 4x2. Bậc của đa thức P(x) là 2, hệ số cao nhất là 4.
* Chú ý:
- Số thực khác 0 được gọi là đa thức bậc 0.
- Số 0 được gọi là đa thức không có bậc.
* Ví dụ: Các số −9; −1/2; 5... được gọi là đa thức bậc 0.
Để tính giá trị của đa thức một biến ta thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Thay chữ bởi giá trị số đã cho (chú ý các trường hợp phải đặt số trong dấu ngoặc);
- Bước 2: Thực hiện các phép tính (chú ý đến thứ tự thực hiện các phép tính: thực hiện phép lũy thừa, rồi đến phép nhân chia, sau đó là phép cộng trừ).
* Ví dụ 1: Tính giá trị của đa thức A (x) = 2x4 – 8x2 + 5x – 7 khi x = 3.
* Lời giải:
Thay x = 3 vào đa thức trên, ta được:
A = 2x4 – 8x2 + 5x – 6
= 2.34 – 8.32 + 5.3 – 6
= 2.81 – 8.9 + 15 – 6
= 162 – 72 + 15 – 6 = 99.
Vậy khi x = 3 thì giá trị của đa thức A(x) là 99.
* Ví dụ 2: Tính giá trị của đa thức M(t) = –5t3 + 6t2 + 2t + 1 khi t = –2.
* Lời giải:
Thay t = –2 vào đa thức trên ta được:
M(–2) = –5 . (–2)3 + 6 . (–2)2 + 2 . (–2) + 1 = (–5) . (–8) + 6 . 4 + (–4) + 1 = 61.
Vậy M(t) = 61 khi t = –2.
• Nếu đa thức P(x) có giá trị bằng 0 tại x = a thì ta nói a hoặc x = a là một nghiệm của đa thức đó.
* Chú ý:
- Một đa thức (khác đa thức không) có thể có 1; 2; 3; ...; n nghiệm hoặc không có nghiệm nào.
- Số nghiệm của một đa thức (khác đa thức 0) không vượt qua bậc của nó.
* Ví dụ 1: Cho P(x) = x3 + x2 – 9x – 9. Hỏi mỗi số x = –1; x = 1 có phải là một nghiệm của P(x) không?
* Lời giải:
Lần lượt thay x = –1; x = 1 vào P(x) ta có:
P(–1) = (–1)3 + (–1)2 – 9 . (–1) – 9 = –1 + 1 + 9 – 9 = 0.
P(1) = 13 + 12 – 9 . 1 – 9 = 1 + 1 – 9 – 9 = –16.
* Ví dụ 2: Diện tích một hình chữ nhật được cho bởi biểu thức S(x) = 2x2 + x. Tính giá trị của S khi x = 4 và nêu một nghiệm của đa thức Q(x) = 2x2 + x – 36.
* Lời giải:
Ta có S(4) = 2 . 42 + 4 = 2 . 16 + 4 = 36.
x = 4 là một nghiệm của đa thức Q(x) do Q(4) = 2 . 42 + 4 – 36 = 2 . 16 + 4 – 36 = 0.
Vậy S(x) = 36 khi x = 4 và x = 4 là một nghiệm của đa thức Q(x).
Vậy x = –1 là nghiệm của đa thức P(x).
Với nội dung bài viết về: Nghiệm của đa thức một biến, giá trị của đa thức 1 biến? Toán 7 chân trời tập 2 chương 7 bài 2 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung Lý thuyết Toán 7 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.