Hotline 0939 629 809

Hình vuông, Tam giác đều, Lục giác đều: Khái niệm, tính chất và cách vẽ? Toán 6 chân trời Tập 1 chương 3 Bài 1

06:43:2519/11/2023

Lý thuyết Bài 1: Hình vuông, Tam giác đều, Lục giác đều chương 3 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Tập 1. Nội dung về: Khái niệm, tính chất và cách vẽ Hình vuông, Tam giác đều, Lục giác đều.

Khái niệm, tính chất và cách vẽ Hình vuông, Tam giác đều, Lục giác đều như nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.

1. Hình vuông: Tính chắt, đặc điểm, cách vẽ

• Hình vuông có:

- Bốn đỉnh.

- Bốn cạnh bằng nhau.

- Bốn góc bằng nhau và bằng góc vuông.

- Hai đường chéo của hình vuông bằng nhau.

* Ví dụ: Hình vuông ABCD:Hình vuông Khái niệm tính chất đặc điểm

Có: 4 đỉnh A, B, C, D

- Bốn cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DA.

- Bốn góc ở các đỉnh A, B, C, D là góc vuông.

- Hai đường chéo bằng nhau: AC = BD.

• Cách vẽ hình vuông

Vẽ bằng ê ke hình vuông ABCD, biết độ dài cạnh bằng a (cm).

- Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = a (cm).

- Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Xác định điểm D trên đường thẳng đó sao cho AD = a (cm).

- Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Xác định điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = a (cm).

- Bước 4: Nối C với D ta được hình vuông ABCD.

2. Tam giác đều: Tính chắt, đặc điểm, cách vẽ

• Tam giác đều có:

- Ba đỉnh.

- Ba cạnh bằng nhau.

- Ba góc ở ba đỉnh bằng nhau.

* Ví dụ: Cho tam giác đều ABC:

Tam giác đều Khái niệm tính chất đặc điểm

Có: 3 đỉnh A, B, C.

- Ba cạnh bằng nhau: AB = BC = CA.

- Ba góc đỉnh A, B, C bằng nhau.

• Cách vẽ tam giác đều

Cách vẽ tam giác đều cạnh a (cm) bằng thước và compa:

Bước 1: Dùng thước vẽ đoạn thẳng AB = a (cm).

Bước 2. Lấy A làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AB.

Bước 3: Lấy B làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính BA; gọi C là giao điểm của hai phần đường tròn vừa vẽ.

Bước 4: Dùng thước vẽ các đoạn thẳng AC và BC.

Ta được tam giác ABC đều cạnh a

3. Lục giác đều: Tính chắt, đặc điểm

• Lục giác đều có:

- Sáu đỉnh;

- Sáu cạnh bằng nhau;

- Sáu góc ở các đỉnh bằng nhau;

- Ba đường chéo chính bằng nhau.

* Ví dụ: Cho hình lục giác ABCDEF:Lục giác đều Tính chấ đặc điểm- Có: 6 đỉnh A, B, C, D, E, F.

Sáu cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DE = EF.

Sáu góc đỉnh A, B, C, D, E, F bằng nhau.

Ba đường chéo chính bằng nhau AD = BE = CF.

Với nội dung bài viết về: Hình vuông, Tam giác đều, Lục giác đều: Khái niệm, tính chất và cách vẽ? Toán 6 chân trời Tập 1 chương 3 Bài 1 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung lý thuyết SGK Toán 6 tập 1 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan