Lý thuyết Bài 1: Số nguyên âm. Tập hợp các số nguyên chương 2 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Tập 1. Nội dung về: Khái niệm số nguyên âm, số đối của một số nguyên, biểu diễn số nguyên trên trục số.
Khái niệm số nguyên âm, số đối của 1 số nguyên, cách biểu diễn số nguyên trên trục số như nào? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.
1. Làm quen số nguyên âm
• Số nguyên âm được ghi như sau: -1; -2; -3;... và được đọc là: âm một, âm hai, âm ba,... hoặc trừ một, trừ hai, trừ ba,...
* Ví dụ: Hãy đọc các số nguyên âm chỉ nhiệt độ dưới 00C sau đây: -40C; -100C; -230C;
> Lời giải:
-40C: Đọc là "âm bốn độ C" hay "trừ bốn độ C".
-100C: Đọc là "âm mười độ C" hay "trừ mười độ C".
-230C: Đọc là "âm hai mươi ba độ C" hay "trừ hai mươi ba độ C".
2. Tập hợp số nguyên
• Các số tự nhiên 1; 2; 3;... còn được gọi là các số nguyên dương.
• Các số nguyên dương 1; 2; 3;... đều mang dấu "+" nên còn được viết là +1; +2; +3;...
• Các số −1; −2; −3;... là các số nguyên âm.
• Số 0 không phải là số nguyên âm và cũng không phải là số nguyên dương.
• Tập hợp gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương được gọi là tập hợp số nguyên.
• Ta kí hiệu tập hợp số nguyên là ℤ. Như vậy, ta có:
Z = {...; −3; −2; −1; 0; 1; 2; 3;...}
* Ví dụ: Các phát biểu sau đúng hay sai? Nếu sai hãy phát biểu lại cho đúng.
a) -4 ∈ ℤ b) 5 ∈ ℤ c) 0 ∈ ℤ
d) -8 ∈ N e) 6 ∈ N g) 0 ∈ N
* Lời giải:
Phát biểu a) Đúng, vì -4 là số nguyên âm nên nó là số nguyên.
Phát biểu b) Đúng, vì 5 là số nguyên dương nên nó là số nguyên.
Phát biểu c) Đúng, vì 0 là số nguyên.
Phát biểu d) Sai, vì -8 là số nguyên âm, không phải là số tự nhiên.
Phát biểu e) Đúng, vì 6 là số tự nhiên nên nó là số nguyên.
Phát biểu f) Đúng, vì 0 là số tự nhiên.
3. Biểu diễn số nguyên trên trục số
- Người ta biểu diễn các số nguyên như trong hình dưới đây.
- Hình biểu diễn các số nguyên như trên gọi là trục số.
- Điểm 0 (không) được gọi là điểm gốc của trục số.
- Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương, chiều từ phải sang trái gọi là chiều âm của trục số.
- Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số gọi là điểm a.
* Ví dụ: Hãy vẽ một trục số rồi biểu diễn các số -1; -5; 1; 5; -4 trên trục số đó.
* Lời giải:
- Ta biểu diễn các số trên trục số như sau:
Biểu diễn số −1: Ta di chuyển 1 vạch về bên trái số 0.
Biểu diễn số -5: Ta di chuyển 5 vạch về bên trái số 0.
Biểu diễn số 1: Ta di chuyển 1 vạch về bên phải số 0.
Biểu diễn số 5: Ta di chuyển 5 vạch về bên phải số 0.
Biểu diễn số -4: Ta di chuyển 4 vạch về bên trái số 0.
Khi đó, ta được trục số như sau:
4. Số đối của một số nguyên
• Hai số nguyên trên trục số nằm ở hai phía của điểm 0 và cách đều điểm 0 được gọi là hai số đối nhau.
* Ví dụ: 5 là số đối của −5; −5 là số đối của 5.
8 là số đối của −8; −8 là số đối của 8.
> Chú ý:
− Số đối của một số nguyên dương là một số nguyên âm.
− Số đối của một số nguyên âm là một số nguyên dương.
− Số đối của 0 là 0.
Với nội dung bài viết về: Khái niệm số nguyên âm, số đối của 1 số nguyên, cách biểu diễn số nguyên trên trục số? Toán 6 chân trời Tập 1 chương 2 Bài 1 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung lý thuyết SGK Toán 6 tập 1 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.