Giải Sinh 10 trang 16 Chân trời sáng tạo SGK

09:28:1715/06/2024

Hướng dẫn Giải Sinh 10 trang 16 Chân trời sáng tạo SGK bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống, chi tiết dễ hiểu để học sinh giải bài tập Sinh học 10 SGK chân trời sáng tạo tốt hơn, giỏi hơn.

Sinh 10 trang 16 Chân trời sáng tạo: Mở đầu

Trong một tiết học về sự sống, một bạn nói rằng: “Một chiếc xe và một con sư tử đều có quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, có khả năng di chuyển nên cả hai đều được gọi là vật sống”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Em sẽ chứng minh cho ý kiến của mình như thế nào?

Giải Mở đầu trang 16 Sinh 10 Chân trời sáng tạo:

• Không đồng ý với ý kiến của bạn: Chiếc xe là vật không sống, sử tử là vật sống.

• Chứng minh ý kiến của mình:

- Một vật được xem là sinh vật sống khi có những dấu hiệu cơ bản của sự sống sau: Chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng – thích nghi, vận động, sinh trưởng và phát triển, sinh sản. Ngoài ra, hiện nay, người ta còn chú ý thêm một số dấu hiệu của sự sống là tính sao chép (tự nhân đôi) của vật chất di truyền và tính tự điều chỉnh của nó để duy trì sự ổn định về cấu trúc và chức năng.

- Tiến hành so sánh các dấu hiệu của sự sống giữa chiếc xe và sư tử:

Các dấu hiệu đặc trưng của sự sống

Chiếc xe

Sư tử

Chuyển hóa vật chất và năng lượng

- Có diễn ra quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng.

Ví dụ: Khi các động cơ xe máy hoạt động nhờ đốt nhiên liệu xăng thì có sự chuyển hóa từ hóa năng sang cơ năng giúp xe hoạt động.

- Có diễn ra quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng.

Ví dụ: Sư tử ăn thịt lợn rừng. Sau khi ăn, thức ăn sau khi đi vào cơ thể sẽ được tiến hành phân giải và tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể đồng thời cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của sư tử.

Cảm ứng – Thích nghi

- Không có khả năng cảm ứng và thích nghi khi bị ngoại cảnh tác động.

Ví dụ: Khi bị hư (hỏng) xe không thể tự chữa lành mà phải cần nhân viên sửa chữa.

- Cảm ứng: Khi bị thương sư tử có hành động liếm vết thương để sát trùng.

- Thích nghi: Màu sắc lông của sư tử giúp chúng dễ dàng hòa lẫn với môi trường cây cỏ savan, rất thuận lợi trong lúc săn mồi.

Vận động

- Có vận động nhưng do người khác điều khiển.

- Do bản thân sư tử vận động và không phụ thuộc vào sự điều khiển.

Sinh trưởng và phát triển

Không tăng về kích thước và khối lượng.

Có sự tăng lên về kích thước và khối lượng.

Sinh sản

Không sinh sản tạo ra thế hệ mới.

Có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới: sư tử con.

⇒ Từ bảng so sánh trên có thể thấy sư tử có tất cả các dấu hiệu của sự sống còn xe thì không. Qua đó có thể kết luận rằng sư tử được xem là vật sống còn xe thì không.

Sinh 10 trang 16 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 1

Phân biệt cấp độ tổ chức và cấp độ tổ chức sống.

Giải Câu hỏi 1 trang 16 Sinh 10 Chân trời sáng tạo:

Cấp độ tổ chức

Cấp độ tổ chức sống

- Là tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ thấp đến cao trong cả vật sống và vật không sống.

- Có thể có sự biểu hiện của các đặc trưng cơ bản của sự sống hoặc không.

- Ví dụ: Cấp độ tổ chức trong nhà trường: Giáo viên → Tổ bộ môn → Tổ KHTN, KHXH → Hiệu trưởng, Công Đoàn, Đoàn thanh niên → Hội đồng trường → Chi bộ. 

- Là tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ thấp đến cao trong thế giới sống.

- Các cấp tổ chức này biểu hiện các đặc trưng cơ bản của sự sống như: chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển,…

- Các cấp độ trong tổ chức sống bao gồm: nguyên tử → phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã – hệ sinh thái → sinh quyển.

Sinh 10 trang 16 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 2

Quan sát Hình 3.1, hãy:

a) Kể tên các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

b) Cho biết cấp độ tổ chức nào có đầy đủ các biểu hiện của sự sống.

Câu hỏi 2 trang 16 Sinh 10 Chân trời sáng tạo

Giải Câu hỏi 2 trang 16 Sinh 10 Chân trời sáng tạo:

a) Các cấp tổ chức của thế giới sống: Nguyên tử → phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã – hệ sinh thái → sinh quyển.

b) Cấp độ tổ chức có đầy đủ các biểu hiện của sự sống là: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.

Sinh 10 trang 16 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 3

Tại sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất?

Giải Câu hỏi 3 trang 16 Sinh 10 Chân trời sáng tạo:

Tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất vì:

- Mọi cơ thể sống từ vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, động vật, thực vật đều cấu tạo từ tế bào.

- Tế bào là cấp độ tổ chức sống nhỏ nhất có đầy đủ các dấu hiệu của sự sống như chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, vận động, cảm ứng – thích nghi,… Hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở của các hoạt động sống ở cấp độ cao hơn.

Với nội dung Giải Sinh 10 trang 16 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải Sinh học 10 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

 Xem thêm Giải Sinh học 10 Chân trời sáng tạo khác

Giải Sinh 10 trang 16 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Sinh 10 trang 17 Chân trời sáng tạo SGK

Giải Sinh 10 trang 18 Chân trời sáng tạo SGK

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan