Trong phòng thí nghiệm có thể dùng muối KClO3 hoặc KNO3 để điều chế khí oxi bằng phản ứng phân hủy...
Bài 5 trang 36 SGK Hóa 9: Trong phòng thí nghiệm có thể dùng muối KClO3 hoặc KNO3 để điều chế khí oxi bằng phản ứng phân hủy.
a) Viết các phương trình hóa học xảy ra đối với mỗi chất.
b) Nếu dùng 0,1 mol mỗi chất thì thể tích oxi thu được có khác nhau không? Hãy tính thể tích khí oxi thu được.
c) Cần điều chế 1,12 lít khí oxi, hãy tính khối lượng mỗi chất cần dùng. Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Giải bài 5 trang 36 SGK Hóa 9:
a) Các phương trình phản ứng phân hủy:
2KNO3 → 2KNO2 + O2↑ (1)
2KClO3 → 2KCl + 3O2↑ (2)
b) Theo phương trình pư (1) và (2): số mol 2 muối tham gia phản ứng như nhau (0,1 mol), nhưng số mol oxi sinh ra khác nhau.
- Theo bài ra, và theo PTPƯ (1): nO2 (pư 1) = (1/2).nKNO3 = (1/2).0,1 = 0,05 (mol).
⇒ VO2 (pư 1) = n.22,4 = 0,05.22,4= 1,12 (lít).
- Theo bài ra, và theo PTPƯ (2): nO2 (pư 2) = (3/2).nKClO3 = (3/2).0,1 = 0,15 (mol).
⇒ VO2 (pư 2) = n.22,4 = 0,15.22,4 = 3,36 (lít).
c) Theo bài ra, cần điều chế 1,12 lít khí O2 ở ĐKTC
- Ta có: nO2 = 1,12/22,4 = 0,05 (mol).
- PTPƯ:
2KNO3 → 2KNO2 + O2↑
2KClO3 → 2KCl + 3O2↑
- Theo PTPƯ: nKNO3 = 2.nO2 = 2.0,05 = 0,1 mol,
⇒ mKNO3 dùng = n.M = 0,1.101 = 10,1 (g).
(MKNO3 = 101g/mol ; MKClO3 = 122,5 g/mol)
- Cũng theo PTPƯ: nKClO3 = (2/3).nO2 = (2/3).0,05 = 0,1/3 (mol).
⇒ mKClO3 dùng = (0,1/3).122,5 = 4,083 (g).
Hy vọng với lời giải bài 5 trang 36 SGK Hoá 9: Trong phòng thí nghiệm có thể dùng muối KClO3 hoặc KNO3 để điều chế khí oxi bằng phản ứng phân hủy...? ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem các bài tập Hoá 9 cùng chuyên mục
> Bài 3 trang 36 SGK Hóa 9: a) Viết phương trình điện phân dung dịch muối ăn (có màng ngăn xốp)....