Hotline 0939 629 809

Những phân bón hóa học thường dùng, vai trò của nguyên tố hóa học đối với thực vật - hóa 9 bài 11

09:51:5312/06/2021

Trong sự phát triển của thực vật cũng cần có các nguyên tố hóa học, vậy nguyên tố hóa học như N, P, K, C, O, H, S, Ca, Mg, ... có cần thiết cho sự phát triển của thực vật không?

Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu những loại phân bón nào thường dùng cho thực vật, chúng chứa các nguyên tố nào cần thiết cho sự phát triển của thực vật? và công dụng của các loại phân bón này ra sao?

I. Những nhu cầu của cây trồng

1. Thành phần của thực vật

- Trong thành phần của thực vật: Nước chiếm 90%; Chất khô chiếm 10%: gồm C, H, O, N, K, Mg, S và các nguyên tố vi lượng như B (Bo), Cu, Zn, Fe, Mn (Mangan).

2. Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật

- Nguyên tố Cácbon, Hidro, Oxi (C, H, O): Tạo nên gluxit(đường, tinh bột, xelulozo) của thực vật nhờ quá trình quang hợp.

- Nguyên tố Nitơ (N): Kích thích cây trồng phát triển mạnh. Nguyên tố P: Kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật.

- Nguyên tố Kali (K): Kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt, giúp cây tổng hợp nên chất diệp lục.

- Nguyên tố Lưu huỳnh (S): Để tổng hợp nên prôtêin.

- Nguyên tố Canxi và Magie (Ca, Mg): Giúp cho cây sinh sản chất diệp lục cần thiết cho quá trình quang hợp.

- Nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của thực vật. Nếu dùng thừa hoặc thiếu nguyên tố vi lượng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật.

hayhochoi

II. Những phân bón hóa học thường dùng

- Phân bón hóa học có thể dùng ở dạng đơn hoặc dạng kép

1. Phân bón đơn

- Là phân bón chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là N,P,K.

a) Phân đạm: Gồm Urê CO(NH2)2 chứa 46% N, Amoninitrat NH4NO3 chứa 35% N, Amonisunfat (NH4)2SO4 chứa 21% N.

b) Phân lân: Gồm Phôtphat tự nhiên (chưa qua chế biến) ⇒ thành phần chính Ca3(PO4)2 Supephôtphat đã qua chế biến ⇒ thành phần chính Ca3(H2PO4)2

c) Phân Kali: Gồm Kali clorua (KCl) và Kalisunfat (K2SO4) đều dễ tan trong nước.

2. Phân bón kép

- Là phân bón có chứa 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng chính N, P, K.

- Trộn tỷ lệ lựa chọn thích hợp giữa đạm, lân, kali để tạo thành NPK.

- Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học: KNO3 (kali và đạm); (NH4)2HPO4 (đạm và lân).

3. Phân bón vi lượng

- Phân bón có chứa 1 số nguyên tố hóa học như: Bo (B), Zn, Mangan (Mn),... dưới dạng hợp chất

III. Bài tập về Phân bón hóa học

* Bài 1 trang 39 SGK Hóa 9: Có những loại phân bón hóa học: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2, (NH4)2HPO4, KNO3.

a) Hãy cho biết tân hóa học của những phân bón nói trên.

b) Hãy sắp xếp nững phân bón này thành hia nhóm phân bón đơn và phân bón kép.

c) Trộn những phân bón nào với nhau ta được phân bón kép NPK?

>> Giải bài 1 trang 39 SGK Hóa 9

* Bài 2 trang 39 SGK Hóa 9: Có ba mẫu phân bón hóa học không ghi nhãn là: phân kali KCl, phân đạm NH4NO3 và phân superphotphat (phân lân) Ca(H2PO4)2. Hãy nhận biết mỗi mẫu phân bón trên bằng phương pháp hóa học.

>> Giải bài 2 trang 39 SGK Hóa 9

* Bài 3 trang 39 SGK Hóa 9: Một người làm vườn đã dùng 500g (NH4)2SO4 để bón rau.

a) Nguyên tố dinh dưỡng nào có trong loại phân bón này?

b) Tính thành phần phần trăm của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón.

c) Tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau.

>> Giải bài 3 trang 39 SGK Hóa 9

Tóm lại, với bài viết về những phân bón hóa học thường dùng, vai trò của nguyên tố hóa học và các nguyên tố vi lượng đối với thực vật các em cần ghi nhớ 2 ý chính:

+ Thực vật có thành phần chính là nước, thành phần còn lại là chất khô do các nguyên tố C, H, O, N, K, Ca, P, Mg, S và một lượng rất ít (vi lượng) các nguyên tố B, Cu, Zn,...

+ Những phân bón hóa học đơn thường dùng là phân đạm, phân lân, phân kali. Phân bón hóa học kép thường dùng là phân NPK, KNO3, (NH4)2HPO4,...

Hy vọng với bài viết trên hữu ích cho các em, mọi góp ý hay thắc mắc các em hãy để lại dưới phần nhận xét để   ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

¤ Nội dung cùng chương 1:

» Bài 8: Một Số Bazơ Quan Trọng

» Bài 9: Tính Chất Hóa Học Của Muối

» Bài 10: Một Số Muối Quan Trọng

» Bài 12: Mối Quan Hệ Giữa Các Loại Hợp Chất Vô Cơ

¤ Có thể bạn muốn xem:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 9 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 9 Lý thuyết và Bài tập

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan