Một người đang viết chương trình cho trò chơi bóng đá rô bốt. Gọi A(-1; 1), B(9; 6), C(5; -3)...
Bài 10 trang 58 Toán 10 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo: Một người đang viết chương trình cho trò chơi bóng đá rô bốt. Gọi A(-1; 1), B(9; 6), C(5; -3) là ba vị trí trên màn hình.
a) Viết phương trình các đường thẳng AB, AC, BC.
b) Tính góc hợp bởi hai đường thẳng AB và AC.
c) Tính khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng BC.
Giải bài 10 trang 58 Toán 10 tập 2 SGK Chân trời sáng tạo:
a) Viết phương trình các đường thẳng AB, AC, BC.
+) Ta có: là VTCP của đường thẳng AB.
Do đó VTPT của đường thẳng AB là
Phương trình đường thẳng AB đi qua điểm A(-1; 1) và nhận làm VTPT có dạng:
1.(x + 1) – 2.(y – 1) = 0
⇔ x – 2y + 3 = 0.
Vậy phương trình đường thẳng AB là x – 2y + 3 = 0.
+) Ta có: là VTCP của đường thẳng AC.
Do đó VTPT của đường thẳng AC là .
Phương trình đường thẳng AC đi qua điểm A(-1; 1) và nhận làm VTPT có dạng:
2.(x + 1) + 3.(y – 1) = 0
⇔ 2x + 3y – 1 = 0.
Vậy phương trình đường thẳng AC là: 2x + 3y – 1 = 0.
+) Ta có: là VTCP của đường thẳng BC.
Do đó VTPT của đường thẳng BC là .
Phương trình đường thẳng BC đi qua điểm B(9; 6) và nhận làm VTPT có dạng:
9.(x – 9) – 4.(y – 6) = 0
⇔ 9x – 4y – 57 = 0.
Vậy phương trình đường thẳng BC là 9x – 4y – 57 = 0.
b) Áp dụng công thức tính góc giữa hai đường thẳng ta có:
⇒ (AB; AC) = 60,26°.
Vậy góc giữa hai đường thẳng AB và AC là 60,26°.
c) Áp dụng công thức tính khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng
Ta có khoảng cách từ điểm A(-1; 1) đến đường thẳng BC: 9x – 4y – 57 = 0 là:
Vậy khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng BC là
Hy vọng với lời giải bài 10 trang 58 Toán 10 Tập 2 SGK Chân trời Sáng tạo ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem giải bài tập Toán 10 SGK tập 2 Chân trời sáng tạo cùng chuyên mục