Hotline 0939 629 809

Từ phổ là gì? Đường sức từ và Cách xác định chiều của đường sức từ - Vật lý 9 bài 23

09:33:1710/03/2020

Bài học trước các em đã biết xung quanh nam châm hay xung quanh dòng điện sẽ có từ trường và chúng ta không thể nhìn thấy từ trường bằng mắt thường. Vậy làm sao để hình dung ra từ trường và nghiên cứu từ tính của nó một cách dễ dàng, thuận lợi?

Để giải đáp câu hỏi trên, chúng ta cùng tìm hiểu Từ phổ là gì? Đường sức từ là gì? làm cách nào để xác định chiều của đường sức từ? qua nội dung bài viết dưới đây.

I. Từ phổ

- Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ. Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.

hình ảnh từ phổ

- Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu.

II. Đường sức từ

- Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường

Đường sức từ

- Các kim nam châm nối đuôi nhau dọc theo một đường sức từ, cực Bắc của kim này nối với cực nam của kim kia.

- Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.

- Nơi nào có từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào có từ trường yếu thì đường sức từ thưa.

III. Bài tập về từ phổ và đường sức từ

* Câu C1 trang 63 SGK Vật Lý 9: Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp như thế nào?

từ phổ câu c1 trang 63 sgk vật lý 9

° Lời giải câu C1 trang 63 SGK Vật Lý 9:

- Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần.

* Câu C2 trang 63 SGK Vật Lý 9: Nhận xét về sự sắp xếp của các kim nam châm nằm dọc theo một đường sức từ (hình 23.3 SGK):

từ phổ hình câu c2 trang 63 sgk vật lý 9° Lời giải câu C2 trang 63 SGK Vật Lý 9:

- Kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định trên mỗi đường sức từ

* Câu C3 trang 64 SGK Vật Lý 9: Đường sức từ có chiều đi vào cực nào và đi ra từ cực nào của thanh nam châm?

° Lời giải câu C3 trang 64 SGK Vật Lý 9:

- Đường sức từ có chiều đi vào cực Nam và đi ra từ cực Bắc của thanh nam châm

* Câu C4 trang 64 SGK Vật Lý 9: Hình 23.4 SGK (hình dưới) cho hình ảnh từ phổ của nam châm chữ U. Dựa vào đó hãy vẽ các đường sức từ của nó. Nhận xét về dạng của các đường sức từ ở khoảng cách giữa 2 từ cực.từ phổ hinh câu c4 trang 64 sgk vật lý 9

° Lời giải câu C4 trang 64 SGK Vật Lý 9:

- Các đường sức từ ở khoảng giữa hai từ cực của nam châm hình chữ U gần như song song với nhau.

lời giải câu c4 trang 64 sgk vật lý 9

* Câu C5 trang 64 SGK Vật Lý 9: Biết chiều 1 đường sức từ của thanh nam châm thẳng như trên hình 23.5 SGK. Hãy xác định tên các từ cực của nam châm.

câu c5 trang 64 sgk vật lý 9° Lời giải câu C5 trang 64 SGK Vật Lý 9:

- Đầu A là cực Bắc, đầu B là cực Nam của thanh nam châm vì đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của thanh nam châm.

* Câu C6 trang 64 SGK Vật Lý 9: Hình 23.6 SGK cho hình ảnh từ phổ của hai nam châm đặt gần nhau. Hãy vẽ một số đường sức từ và chỉ rõ chiều của chúng.

hình câu c6 trang 64 sgk vật lý 9

° Lời giải câu C6 trang 64 SGK Vật Lý 9:

- Các đường sức từ có chiều đi từ cực Bắc của nam châm bên trái sang cực Nam của nam châm bên phải như hình sau:lời giải câu c6 trang 64 sgk vật lý 9

Như vậy qua bài viết về Từ phổ, Đường sức từ và Cách xác định chiều của đường sức từ ở trên các em đã có thể hình dung ra được từ trường và nghiên cứu từ tính của nó được dễ dàng và thuận tiện hơn.

Hy vọng với bài viết về Từ phổ là gì? Đường sức từ và Cách xác định chiều của đường sức từ ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 9 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 9 Lý thuyết và Bài tập

Đánh giá & nhận xét

captcha
...
shi
gg
Trả lời -
12/12/2022 - 21:23
captcha
...
Phong
GG
Trả lời -
07/12/2022 - 21:52
captcha
Xem thêm bình luận
2 trong số 2
Tin liên quan