Hướng dẫn Giải KHTN 9 trang 18 Chân trời sáng tạo SGK bài 4: Khúc xạ ánh sáng, chi tiết dễ hiểu để học sinh giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 SGK chân trời sáng tạo tốt hơn, giỏi hơn.
KHTN 9 trang 18 Chân trời sáng tạo: Mở đầu
Đặt cây bút chì vào một bát nước như hình bên. Vì sao ta thấy cây bút chì dường như bị gãy tại mặt nước?
Giải Mở đầu trang 18 KHTN 9 Chân trời sáng tạo:
Ánh sáng từ phần bút chì trong nước không còn chiếu thẳng vào mắt ta mà bị gãy khúc, lệch hướng truyền sáng khi đi ra khỏi mặt nước rồi mới truyền vào mắt ta. Từ đó ta nhìn thấy cây bút như bị gãy tại mặt nước.
KHTN 9 trang 18 Chân trời sáng tạo: Thảo luận 1
Tiến hành thí nghiệm (Hình 4.1) và nêu nhận xét về đường đi của tia sáng từ không khí vào nước.
Giải Thảo luận 1 trang 18 KHTN 9 Chân trời sáng tạo:
Trong môi trường nước và không khi, tia sáng truyền thẳng.
Tại mặt nước, tia sáng bị gãy khúc.
Vì: Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu) tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
KHTN 9 trang 18 Chân trời sáng tạo: Luyện tập
Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự khúc xạ ánh sáng?
- Tia sáng mặt trời bị hắt trở lại môi trường cũ khi gặp mặt nước.
- Tia sáng mặt trời bị lệch khỏi phương truyền ban đầu khi đi từ không khí vào nước.
Giải Vận dụng trang 18 KHTN 9 Chân trời sáng tạo:
Hiện tượng liên quan đến sự khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng mặt trời bị lệch khỏi phương truyền ban đầu khi đi từ không khí vào nước.
Với nội dung Giải KHTN 9 trang 18 Chân trời sáng tạo chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo khác
Giải KHTN 9 trang 18 Chân trời sáng tạo SGK
Giải KHTN 9 trang 19 Chân trời sáng tạo SGK