Hotline 0939 629 809

Thực hành thí nghiệm nhôm tác dụng với oxi, sắt tác dụng với lưu huỳnh và cách nhận biết Al, Fe - Hoá 9 bài 23

15:40:3617/12/2022

Các em sẽ thực hiện một số phản ứng hoá học của nhôm Al và sắt Fe với các chất khác nhau.

Đó là thực hiện thí nghiệm nhôm (Al) tác dụng với oxi (O), sắt (Fe) tác dụng với lưu huỳnh (S) và cách nhận biết kim loại nhôm và sắt.

Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi

+ Yêu cầu: Nêu hiện tượng thí nghiệm, cho biết trạng thái, màu sắc của chất tạo thành, giải thích và viết PTPƯ. Cho biết vai trò của nhôm trong phản ứng?

+ Hiện tượng: Có những hạt loé sáng do bột nhôm tác dụng với oxi, phản ứng toả nhiều nhiệt.

Chất tạo thành màu trắng sáng là nhôm oxit Al2O3.

+ Giải thích: Vì ở điều kiện nhiệt độ này xảy ra phản ứng nhôm tác dụng với oxi trong không khí.

PTHH: 4Al + 3O2  2Al2O3

Trong phản ứng hóa học: nhôm đóng vai trò là chất khử.

• Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh.

+ Yêu cầu: Cho biết màu sắc của hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng. Nêu hiện tượng thí nghiệm, màu sắc của chất tạo thành sau phản ứng, giải thích và viết PTPƯ?

+ Hiện tượng: Khi đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn, sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.

Chất tạo thành có màu đen (không bị nam châm hút).

+ Giải thích: Vì xảy ra phản ứng sắt tác dụng với lưu huỳnh.

PTHH: Fe + S  FeS

Hỗn hợp sắt và lưu huỳnh trước phản ứng có màu xám.

 Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong hai lọ không dán nhãn.

+ Yêu cầu: Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm 1 và 2. Cho biết mỗi lọ đựng kim loại nào? Giải thích và viết PTPƯ ?

+ Hiện tượng:Khi cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm. Một ống nghiệm có khí thoát ra và chất rắn tan ra. Một ống nghiệm không có hiện tượng gì.

+ Kết luận: Ống nghiệm có khí thoát ra là ống nghiệm trước đó chứa bột Al. ống nghiệm không có hiện tượng gì là ống nghiệm trước đó chứa bột Fe ⇒ ta nhận biết được lọ đựng kim loại Al và lọ đựng kim loại Fe.

+ Giải thích: Vì nhôm có phản ứng với kiềm, còn sắt thì không phản ứng với kiềm.

PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

Hy vọng với bài viết Thực hành thí nghiệm nhôm tác dụng với oxi, sắt tác dụng với lưu huỳnh và cách nhận biết Al, Fe - Hoá 9 bài 23 ở trên đã giúp các em hiểu và nắm vững phần kiến thức này. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan