Soạn bài Tự tình trang 76 Ngữ văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức

16:52:2721/08/2024

Soạn bài Tự tình trang 76, 77 Ngữ văn lớp 9 tập 1 Kết nối tri thức, bài 3: Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha, nhằm gợi ý trả lời các câu hỏi qua đó giúp các em dễ dàng soạn văn 9 được tốt hơn.

Sau khi đọc

Nội dung chính: Bài thơ là thái độ đau buồn, phẫn uất, lời than vãn của Hồ Xuân Hương về duyên tình lỡ làng và tình cảnh éo le, qua đó thể hiện khát vọng tình yêu mãnh liệt của người phụ nữ.

Soạn bài Tự tình Hồ Xuân Hương

Câu 1 trang 77 sgk Ngữ văn 9 Tập 1: Xác định thể thơ, đề tài và bố cục của bài thơ.

Trả lời:

- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.

- Đề tài: Người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Bố cục bài thơ: 2 phần:

+ Phần 1: 6 câu thơ đầu: Hình ảnh thiên nhiên nhuốm màu cảm xúc tủi buồn của nhân vật.

+ Phần 2: 2 câu thơ cuối: Nỗi niềm khao khát hạnh phúc, không chịu khuất phục bởi số phận cuộc đời.

Câu 2 trang 77 sgk Ngữ văn 9 Tập 1: Hai câu đề miêu tả thời gian, không gian nào và gợi tâm trạng gì?

Trả lời:

- Hai câu đề miêu tả thời gian vào buổi sáng sớm, không gian ở trên bom.

- Hai câu đề gợi tâm trạng “oán hận”, nỗi thao thức, đau đớn sau một đêm dài nghĩ về duyên phận mình của người con gái.

Câu 3 trang 77 sgk Ngữ văn 9 Tập 1: Hai câu thực và hai câu luận thể hiện những trạng thái cảm xúc nào?

Trả lời:

- Hai câu thực thể hiện cảm xúc sầu não, tủi hờn, đau buồn, cô đơn tột độ.

- Hai câu luận thể hiện cảm xúc tủi nhục, hờn trách số phận tình duyên dang dở.

Câu 4 trang 77 sgk Ngữ văn 9 Tập 1: Chỉ ra sự chuyển mạch cảm xúc của bài thơ trong hai câu thơ kết.

 

Trả lời:

- Sự chuyển mạch cảm xúc của bài thơ trong hai câu thơ kết thể hiện ở chỗ: đang giận, hờn, trách sao “tài tử văn nhân ai đó tá”, nhưng lại để mình “mõm mòm”, Hồ Xuân Hương lại liền khẳng định ngay sự chủ động của mình: “Thân này đâu đã chịu già tom”. Cụm từ ‘đâu đã chịu” cho thấy sự kiên định, bướng bỉnh của bà, không muốn để mình già đi mà tình duyên còn lận đận, đồng thời không còn thấy nỗi sầu đau, ủ rũ.

- Hồ Xuân Hương cũng chuyển mạch cảm xúc thất vọng, vô vọng ở các câu thơ trên thành hi vọng, khát vọng trong câu thơ cuối cùng của bài thơ.

Câu 5 trang 77 sgk Ngữ văn 9 Tập 1: Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó giúp em hiểu thêm điều gì về tư tưởng, tình cảm của tác giả?

Trả lời:

- Chủ đề bài thơ: người phụ nữ lận đận trong tình duyên và số phận trái ngang của họ.

- Qua chủ đề, em hiểu những tư tưởng, tình cảm của tác giả là:

+ Nhà thơ đau buồn, tủi hờn, trách móc phận duyên lỡ làng.

+ Tác giả thương xót, đồng cảm với những người phụ nữ có cùng số phận, hoàn cảnh với mình.

+ Hồ Xuân Hương luôn khao khát được làm chủ hạnh phúc đôi lứa và cuộc đời.

Câu 6 trang 77 sgk Ngữ văn 9 Tập 1: Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong bài thơ.

Trả lời:

Nhận xét nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ:

- Sử dụng từ ngữ mang đậm dấu ấn cá nhân “đâu đã chịu”, “mõm mòm”, “già tom”.

-  Ngôn ngữ thuần Việt, mộc mạc, giản dị.

- Từ ngữ biểu cảm, chất chứa nhiều cảm xúc.

Với nội dung bài soạn Tự tình trang 76, 77 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức tập 1 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững kiến thức Ngữ Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

 Xem thêm các bài Soạn Văn 9 Kết nối tri thức khác

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 65, 66

Soạn bài Kim - Kiều gặp gỡ trang 67 - 71

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 71

Soạn bài Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga trang 72 - 75

Soạn bài Tự tình trang 76, 77

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trang 78 - 82

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống trang 83, 84

Soạn bài Củng cố, Mở rộng trang 84, 85

Soạn bài Thực hành đọc: Kiều ở lầu Ngưng Bích trang 85, 86

Soạn bài Đọc mở rộng trang 87

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan