Hướng dẫn Giải bài tập 5 trang 108 Hóa 10 SGK Cánh diều bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Hóa 10 Cánh diều tốt hơn, giỏi hơn.
Theo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia (QCVN 01 – 1 : 2018/BYT), hàm lượng chlorine tự do đối với nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt từ 0,2 – 1,0 mg L-1. Nếu hàm lượng chlorine nhỏ hơn 0,2 mg L-1 thì không tiêu diệt được hết vi khuẩn và không xử lí được hết chất hữu cơ. Ngước lại, lượng chlorine trong nước lớn hơn 1,0 mg L-1 sẽ gây dị ứng.
Carbon trong than hoạt tính sẽ tương tác trực tiếp với chlorine, giúp loại bỏ chlorine và các hợp chất chlorine bằng cơ chế hấp thụ bề mặt. Khi chiếu tia cực tím với cường độ cao vào nước cũng làm giảm lượng chlorine. Các nhà máy lọc nước RO (reverse osmosis: thẩm thấu ngược) cũng có thể giúp loại bỏ lượng chlorine trong nước một cách hiệu quả.
Hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
a) Dấu hiệu nào cho thấy chlorine có trong nước sinh hoạt?
b) Vì sao người ta cần cho chlorine đến dư vào nước sinh hoạt?
c) Có thể loại bỏ khí chlorine dư trong nước sinh hoạt bằng những cách nào?
Giải bài 5 trang 108 Hóa 10 Cánh diều:
a) Chlorine có màu vàng lục, có mùi sốc. Mở vòi nước sinh hoạt thấy có mùi xốc của khí chlorine chứng tỏ trong nước sinh hoạt có chứa chlorine.
b) Người ta cần cho chlorine đến dư vào nước sinh hoạt vì:
Lượng chlorine dư còn có tác dụng ngăn ngừa nước bị tái nhiễm vi khuẩn trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
c) Phương pháp để loại bỏ khí chlorine dư trong nước sinh hoạt là:
- Sử dụng than hoạt tính. Carbon trong than hoạt tính sẽ tương tác trực tiếp với chlorine, giúp loại bỏ chlorine và các hợp chất chlorine bằng cơ chế hấp thụ bề mặt.
- Sử dụng máy lọc nước RO (reverse osmosis: thẩm thấu ngược).
Với nội dung giải bài 5 trang 108 Hóa 10 Cánh Diều SGK chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải bài tập Hóa 10 SGK Cánh diều. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm Giải Hóa 10 Cánh diều hay khác: