Hướng dẫn Giải bài tập 2 trang 87 Hóa 10 SGK Cánh diều bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học, chi tiết dễ hiểu để học sinh tham khảo giải Hóa 10 Cánh diều tốt hơn, giỏi hơn.
CH4(g) + X2(g) → CH3X(g) + HX(g) Với X = F, Cl, Br, I.
Liên hệ giữa mức độ phản ứng (dựa theo ∆fHo298 ) với tính phi kim (F > Cl > Br > I). Tra các giá trị năng lượng liên kết ở Phụ lục 2, trang 119.
Giải bài 2 trang 87 Hóa 10 Cánh diều:
CH4(g) + F2(g) → CH3F(g) + HF(g)
∆r Ho298 = Eb(CH4) + Eb(F2) – Eb(CH3F) – Eb(HF)
∆r Ho298 = 4EC-H + EF-F – (3EC-H + EC-F) – EH-F
∆r Ho298 = 4.414 + 159 – (3.414 + 485) – 565 = -477 kJ
CH4(g) + Cl2(g) → CH3Cl(g) + HCl(g)
∆r Ho298 = Eb(CH4) + Eb(Cl2) – Eb(CH3Cl) – Eb(HCl)
∆r Ho298 = 4EC-H + ECl-Cl – (3EC-H + EC-Cl) – EH-Cl
∆r Ho298 = 4.414 + 243 – (3.414 + 339) – 431 = -113 kJ
CH4(g) + Br2(g) → CH3Br(g) + HBr(g)
∆r Ho298 = Eb(CH4) + Eb(Br2) – Eb(CH3Br) – Eb(HBr)
∆r Ho298 = 4EC-H + EBr-Br – (3EC-H + EC-Br) – EH-Br
∆r Ho298 = 4.414 + 193 – (3.414 + 276) – 364 = -33 kJ
CH4(g) + I2(g) → CH3I(g) + HI(g)
∆r Ho298 = Eb(CH4) + Eb(I2) – Eb(CH3I) – Eb(HI)
∆r Ho298 = 4EC-H + EI-I – (3EC-H + EC-I) – EH-I
∆r Ho298 = 4.414 + 151 – (3.414 + 240) – 297 = 28 kJ
Theo chiều giảm dần tính phi kim (F > Cl > Br > I) thì ∆f Ho298 của mỗi phản ứng tăng dần
⇒ Tính phi kim càng mạnh, phản ứng diễn ra càng thuận lợi.
Với nội dung giải bài 2 trang 87 Hóa 10 Cánh Diều SGK chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải bài tập Hóa 10 SGK Cánh diều. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm Giải Hóa 10 Cánh diều hay khác: