Lời giải bài 6.30 SGK Toán 10 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết dễ hiểu để các em học sinh tham khảo
Với mỗi hàm số dưới đây, hãy vẽ đồ thị, tìm tập giá trị, khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến của nó:
a) y = – x2 + 6x – 9;
b) y = – x2 – 4x + 1;
c) y = x2 + 4x;
d) y = 2x2 + 2x + 1.
a) y = – x2 + 6x – 9 là hàm số bậc hai nên đồ thị là một parabol.
Hệ số a = – 1 < 0 nên bề lõm của đồ thị quay xuống dưới.
Parabol trên có:
- Tọa độ đỉnh I(3; 0);
- Trục đối xứng x = 3;
- Cắt trục Oy tại điểm A(0; – 9);
- Điểm đối xứng với A qua trục đối xứng x = 3 là B(6; – 9);
- Lấy điểm D(1; – 4) thuộc parabol, điểm đối xứng với D là trục đối xứng x = 3 là E(5; – 4).
Vẽ đường cong đi qua các điểm trên ta được đồ thị hàm số cần vẽ.
Từ đồ thị ta thấy:
- Tập giá trị của hàm số là (– ∞; 0].
- Hàm số đồng biến trên khoảng (– ∞; 3) (do đồ thị hàm số đi lên từ trái sang phải) và nghịch biến trên khoảng (3; + ∞) (do đồ thị hàm số đi xuống từ trái sang phải).
b) y = – x2 – 4x + 1 là hàm số bậc hai nên đồ thị là một parabol.
Hệ số a = – 1 < 0 nên bề lõm của đồ thị quay xuống dưới.
Parabol trên có:
- Tọa độ đỉnh I(– 2; 5);
- Trục đối xứng x = – 2;
- Cắt trục Oy tại điểm A(0; 1);
- Điểm đối xứng với A qua trục đối xứng x = – 2 là B(– 4; 1);
- Lấy điểm C(– 1; 4) thuộc đồ thị, điểm đối xứng với C qua trục đối xứng x = – 2 là D(– 3; 4).
Vẽ đường cong đi qua các điểm trên ta được đồ thị hàm số cần vẽ.
Từ đồ thị hàm số ta thấy:
- Tập giá trị của hàm số là (– ∞; 5].
- Hàm số đồng biến trên khoảng (– ∞; – 2) và nghịch biến trên khoảng (– 2; + ∞).
c) y = x2 + 4x là hàm số bậc hai nên đồ thị là một parabol.
Hệ số a = 1 > 0 nên bề lõm của đồ thị quay lên trên.
Parabol trên có:
- Tọa độ đỉnh I(– 2; – 4);
- Trục đối xứng x = – 2;
- Cắt trục Oy tại điểm gốc tọa độ O(0; 0);
- Điểm đối xứng với O qua trục đối xứng x = – 2 là điểm B(– 4; 0);
- Lấy điểm C(– 1; – 3) thuộc đồ thị, điểm đối xứng với C qua trục đối xứng x = – 2 là D(– 3; – 3).
Vẽ đường cong đi qua các điểm trên ta được đồ thị cần vẽ.
Từ đồ thị hàm số ta thấy:
- Tập giá trị của hàm số là [– 4; + ∞).
- Hàm số nghịch biến trên khoảng (– ∞; – 2) và đồng biến trên khoảng (– 2; + ∞).
d) y = 2x2 + 2x + 1 là hàm số bậc hai nên đồ thị là một parabol.
Hệ số a = 2 > 0 nên bề lõm của đồ thị quay lên trên.
Parabol trên có:
- Tọa độ đỉnh
- Trục đối xứng x = 1/2
- Cắt trục Oy tại điểm A(0; 1).
- Điểm đối xứng với A qua trục đối xứng là B(– 1; 1);
- Lấy điểm C(1; 5) thuộc đồ thị, điểm đối xứng với C qua trục đối xứng x = -1/2 là D(– 2; 5).
Vẽ đường cong đi qua các điểm đã cho ta được đồ thị cần vẽ.
Từ đồ thị ta thấy:
- Tập giá trị của hàm số là
- Hàm số nghịch biến trên khoảng và đồng biến trên khoảng
Với lời giải bài 6.30 SGK Toán 10 Tập 2 kết nối tri thức ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững phương pháp giải Toán 10 tập 2 Kết nối tri thức. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.ac
• Xem hướng dẫn giải bài tập SGK Toán 10 Tập 2 Kết nối tri thức
Bài 6.25 SGK Toán 10 Tập 2 Kết nối tri thức: Parabol y = – x2 + 2x + 3 có đỉnh là A. I(– 1; 0)...
Bài 6.28 SGK Toán 10 Tập 2 Kết nối tri thức: Tập nghiệm của phương trình √(2x2 - 3) = x - 1 là...
Bài 6.32 SGK Toán 10 Tập 2 Kết nối tri thức: Giải các bất phương trình sau: a) 2x2 – 3x + 1 > 0;...
Bài 6.33 SGK Toán 10 Tập 2 Kết nối tri thức: Giải các phương trình sau: a) √(2x2 - 14) = x - 1...