Hotline 0939 629 809

Tính chất hoá học của Lưu huỳnh (S), bài tập về lưu huỳnh - hoá 10 bài 30

09:17:3829/01/2019

Lưu huỳnh S cũng tương tự như Oxi cũng là nguyên tố phi kim có tính oxi hóa mạnh, tuy nhiên tính oxi hoá của oxi mạnh hơn của lưu huỳnh S.

Vậy lưu huỳnh S có những tính chất hoá học và tính chất vật lý nào, lưu huỳnh được ứng dụng và điều chế ra sao? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

* Sơ lược về lưu huỳnh (S)

  • Ký hiệu hoá học: S
  • Khối lượng nguyên tử: 32
  • Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4

I. Tính chất vật lý của lưu huỳnh

- Là chất bột màu vàng, không tan trong nước. S có 6e ở lớp ngoài cùng → dễ nhận 2e thể hiện tính oxi hóa mạnh. Tính oxi hóa của S yếu hơn so với O.

II. Tính chất hoá học của lưu huỳnh (S)

- Các mức oxi hóa có thể có của S: -2, 0, +4, +6. Ngoài tính oxi hóa, S còn có tính khử.

1. Lưu huỳnh tác dụng với hiđro (H)                

H2 + S  H2S

2. Lưu huỳnh tác dụng với kim loại

+ S tác dụng với nhiều kim loại → muối sunfua (trong đó kim loại thường chỉ đạt đến hóa trị thấp).

+ Hầu hết các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao.

2Na + S  Na2S

Hg + S  HgS 

 (phản ứng xảy ra ở ngay nhiệt độ thường nên thường dùng S khử độc Hg)

- Muối sunfua được chia thành 3 loại:

     + Loại 1. Tan trong nước gồm Na2S, K2S, CaS và BaS, (NH4)2S.

     + Loại 2. Không tan trong nước nhưng tan trong axit mạnh gồm FeS, ZnS...

     + Loại 3. Không tan trong nước và không tan trong axit gồm CuS, PbS, HgS, Ag2S...

Chú ý: Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CuS, PbS, Ag2S (màu đen); MnS (màu hồng); CdS (màu vàng) → thường được dùng để nhận biết gốc sunfua.

3. Lưu huỳnh tác dụng với oxi (thể hiện tính khử)                  

S + O2  SO2

S + 3F2  SF6

4. Lưu huỳnh tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh

S + 2H2SO4 đặc  3SO2 + 2H2O

S + 4HNO3 đặc  2H2O + 4NO2 + SO2

III. Ứng dụng của lưu huỳnh (S)

- Là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp: 90% dùng để sản xuất H2SO4. 10% để lưu hóa cao su, chế tạo diêm, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy, chất dẻo ebonit, dược phẩm, phẩm nhuộm, chất trừ sâu và chất diệt nấm nông nghiệp...

IV. Bài tập lưu huỳnh (S)

Bài 1 trang 132 sgk hóa 10: Lưu huỳnh tác dụng với aixt sunfuric đặc, nóng:

S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O

Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là:

 A. 1 : 2.     B. 1 : 3.     C. 3 : 1.     D. 2 : 1.

Chọn đáp án đúng.

Lời giải bài 1 trang 132 sgk hóa 10:

* Đáp án: D đúng.

- S là chất khử (chất bị oxi hóa) ⇒ Số nguyên tử S bị oxi hóa là 1

- H2SO4 là chất oxi hóa (chất bị khử) ⇒ Số nguyên tử S bị khử là 2

⇒ tỉ lệ số nguyên tử S bị khử: số nguyên tử S bị oxi hóa là: 2:1

Bài 2 trang 132 sgk hoá 10: Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?

A. Cl2 , O3, S.    B. S, Cl2, Br2.

C. Na, F2, S.     D. Br2, O2, Ca.

* Lời giải bài 2 trang 132 sgk hoá 10:

* Đáp án: B đúng.

Bài 4 trang 132 sgk hóa 10: Đun nóng một hỗn hợp gồm có 0,650g bột kẽm và 0,224g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Sau phản ứng, người ta thu được chất nào trong ống nghiệm? Khối lượng là bao nhiêu?

* Lời giải bài 4 trang 132 sgk hóa 10:

- Theo bài ra, ta có: nZn = 0,65/65 = 0,01 mol. nS = 0,224/32 = 0,007 mol.

- Phương trình hóa học của phản ứng

Zn + S  ZnS

⇒ S phản ứng hết, Zn phản ứng dư

⇒ nZn phản ứng = 0,007 mol ⇒ nZnS = 0,007 mol.

⇒ Khối lượng các chất sau phản ứng:

 mZn  = (0,01 – 0,007).65 = 0,195g.

 mZnS = 0,007.97 = 0,679g.

Bài 5 trang 132 sgk hóa 10: 1,10g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28g bột lưu huỳnh.

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b) Tính tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu, theo:

- lượng chất.

- khối lượng chất.

* Lời giải bài 5 trang 132 sgk hóa 10:

a) Phương trình hóa học của phản ứng

Fe + S → FeS         (1)

2Al + 3S → Al2S3    (2)

b) Gọi số mol của Fe và Al lần lượt là x, y (mol).

- Theo PTPƯ (1) ⇒ nS (1) = nFe = x (mol).

- Theo PT ⇒ nS (2) = (3/2).nAl = (3/2).y (mol)

⇒ nS = x + (3/2).y = 0,04 mol. (*)

- Mà theo bài ra: mhh = 56x + 27y = 1,1 (g). (**)

- Giải hệ phương (*) và (**) ta được: x = 0,01 (mol), y= 0,02 (mol).

Tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu:

mAl = 0,02 x 27 = 0,54g

mFe = 0,01 x 56 = 0,56g.

* Tính theo khối lượng chất, ta được:

 %mAl = (0,54/1,1).100% = 49,09%

 %mFe = 100% - 49,09% = 50,91%

* Tính theo lượng chất, ta được:

 %nAl = (0,02/(0,01+0,02)).100% = 66,67%

 %nFe = (0,01/(0,01+0,02)).100% = 33,33%

Hy vọng với bài viết hệ thống lại kiến thức về tính chất hoá học của lưu huỳnh (S) và bài tập về lưu huỳnh ở trên hữu ích với các em. Mọi thắc mắc và góp ý các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ, hãy chia sẻ nếu thấy bài viết hay nhé, chúc các em học tập tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 10 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 10 Lý thuyết và Bài tập

Đánh giá & nhận xét

captcha
...
Võ Thị Hiếu
Nhận biết muối mật trong nước tiểu
Trả lời -
03/05/2021 - 14:27
captcha
...
Võ Thị Hiếu
Dạ cho hỏi vì sao lưu huỳnh lại được sử dụng dùng làm chất nhận biết trong nước tiểu vậy za
Trả lời -
03/05/2021 - 14:26
captcha
Xem thêm bình luận
2 trong số 2
Tin liên quan