Với bài soạn Xuân Diệu trang 15, 16, 17 Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo trong nội dung bài 1: Những sắc điệu thi ca (thơ cổ điển và lãng mạn), nhằm gợi ý giúp học sinh trả lời câu hỏi để từ đó các em dễ dàng soạn văn 12 được tốt hơn.
* Nội dung chính:
Văn bản bàn về phong cách sáng tác của Xuân Diệu.
* Sau khi đọc:
Câu 1 trang 17 sgk Ngữ văn 12 Tập 1: Trong đoạn trích, tác giả đã dùng những từ ngữ, hình ảnh nào để bàn về đặc điểm sáng tác của Xuân Diệu? Theo bạn, thơ Xuân Diệu thuộc phong cách sáng tác cổ điển hay lãng mạn? Căn cứ vào đâu để khẳng định như vậy?
Trả lời:
- Những từ ngữ, hình ảnh bàn về đặc điểm sáng tác của Xuân Diệu:
+ Lối dùng chữ đặt câu quá Tây, ý tứ mượn trong thơ Pháp
+ Dáng dấp yêu kiều, cốt cách phong nhã, vẻ đài các hiền lành của điệu thơ
+ Say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi
+ Hồn thơ phức tạp, rung động tinh vi
- Căn cứ vào đặc điểm thơ, thơ Xuân Diệu thuộc phong cách sáng tác cổ điển
Câu 2 trang 17 sgk Ngữ văn 12 Tập 1: Bạn nhận xét gì về cách tác giả so sánh hình ảnh “con cò” trong thơ Xuân Diệu với hình ảnh con cò trong thơ Vương Bột?
Trả lời:
Cách tác giả so sánh hình ảnh “con cò” trong thơ Xuân Diệu với hình ảnh con cò trong thơ Vương Bột: Con cò của Vương Bột lặng lẽ bay ráng chiều; con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân à có sự cách biệt của hơn một ngàn năm và của hai thế giới.
Câu 3 trang 17 sgk Ngữ văn 12 Tập 1: “Người đã tới giữa chúng ta với một bộ y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy”. Hãy tìm hiểu thêm về phong trào Thơ mới để giải thích nhận định này của tác giả đoạn trích.
Trả lời:
Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới: Thơ của ông có sự mới lạ về cả nội dung và hình thức.
+ Về nội dung, khác với các cây bút lãng mạn đương thời luôn tìm cách đối lập với cuộc đời hoặc thoát ly thực tại, ông muốn khẳng định cái tôi trong quan hệ gắn bó với cuộc đời, muốn được sống thật mạnh mẽ.+ Về nghệ thuật, nhà thơ chịu ảnh hưởng của thơ ca tượng trưng Pháp và đã tìm đến những cách diễn đạt mới lạ, đổi mới ngôn ngữ. Nhưng sự cách tân này vẫn có gốc rễ từ trong tâm thức dân tộc và vốn văn hóa của thơ ca truyền thống.
Với nội dung bài Soạn Xuân Diệu trang 15, 16, 17 Ngữ văn lớp 12 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững kiến thức Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm Soạn Văn 12 Bài 1 Chân trời sáng tạo khác
Tri thức ngữ văn trang 9, 10 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Hoàng Hạc lâu trang 11, 12, 13 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Tràng Giang trang 13, 14, 15 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Xuân Diệu trang 15, 16, 17 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Thực hành Tiếng Việt trang 17, 18 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Tiếng Thu trang 19 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ trang 20 → 26
So sánh, đánh giá hai tác phẩm Thơ trang 26, 27, 28 Ngữ văn 12