Hotline 0939 629 809

Soạn bài Tiền bạc và Tình ái trang 136, 137, 138, 139, 140, 141 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo

08:19:2219/07/2024

Soạn bài Tiền bạc và Tình ái trang 136, 137, 138, 139, 140, 141 Ngữ văn lớp 12 tập 1 Chân trời sáng tạo trong nội dung bài 5: Tiếng cười trên sân khấu (kịch, hài - kịch), nhằm gợi ý giúp học sinh trả lời câu hỏi để từ đó các em dễ dàng soạn văn 12 được tốt hơn.

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi trang 136 SGK Ngữ văn 12 Tập 1: Thói keo kiệt là một trong những đối tượng của tiếng cười trào phúng trong văn chương. Bạn hãy lấy một ví dụ minh họa.

Trả lời:

- Câu chuyện “Cứu người chết đuối” không chỉ có ý nghĩa giáo dục mà còn mang tính nahan văn sâu sắc. Không chi đơn thuần kể về anh chàng tính tình keo kiệt, không muốn mất gì cho ai, câu chuyện còn gửi gắm trong đó bài học lớn về vấn đề “cho” và "nhận” của con người trong cuộc sống.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Dự đoán Đây là màn độc thoại của Ác-pa-gông khi phát hiện tráp tiền bí mật bị đánh cắp. Lão sẽ than vãn một mình hay kêu than với người khác?

- Lão sẽ than vãn với người khác.

2. Tưởng tượng Hãy hình dung giọng điệu, hành động, cử chỉ của Ác-pa-gông trong đoạn độc thoại này

- Giọng điệu: đau khổ

- Hành động, cử chỉ: như kẻ mê sảng, nhìn đâu cũng thấy mọi người đang cười nhạo mình, cũng thấy mọi người giống kẻ tham gia vào vụ trộm cắp tráp bạc.

3. Dự đoánÁc- pa-gông và Va-le-rơ có đang nói về cùng một sự việc không?

Hai nhân vật không cùng nói về 1 sự việc:

- Ác-pa-gông nói về việc mất tráp tiên

- Va-le-rơ nói về tình yêu anh dành cho con gái lão.

4. Suy luận: Với mỗi nhân vật ‘kho vàng” và “tình yêu” ở đây là gì?

- Với Ác-pa-gông kho vàng chính là tiền bạc.

- Với Va-le-rơ, tình yêu chính là kho vàng lớn và quý giá nhất.

5. Theo dõi: Chú ý sự gia tăng xung đột giữa hai nhân vật

Ác-pa-gông là kẻ khát tiền, keo tiệt, khi mất tiền hắn giống như là mất lẽ sống, bị bóp chết những tình cảm chân thành trong cuộc sống và luôn muốn bỏ tù những kẻ đã lấy mất tiền của hắn.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Văn bản xoay quanh cảnh mất tiền của Ác-pa-gông một kẻ vô cùng keo kiệt và tính toán thiệt hơn, đánh đổi tình yêu của con trai, con gái của mình để đổi lại danh vọng, tiền tài.

Câu 1 trang 141 sgk Ngữ văn 12 Tập 1: Tóm tắt các sự kiện chính và hành động của các nhân vật. Từ đó xác định tình huống hài kịch của văn bản.

Trả lời:

- Sự kiện 1. Ác-pa-gông bị mất tráp bạc và tính keo kiệt của hắn ngày càng được bộc lộ rõ.

- Sự kiện 2. Va-le-rơ bày tỏ tình cảm với con gái Ác-pa-gông, mặc cả nếu ưng thuận thì mới trả lại tráp tiền cho lão.

- Tình huống hài kịch: sự hà tiện đã khiến cho Ác-pa-gông lú lẫn, tất cả mọi câu chuyện của mọi người xung quanh, lão đều mặc định cho rằng đang nói về đống tiền của lão.

Câu 2 trang 141 sgk Ngữ văn 12 Tập 1: Màn độc thoại Ác-pa-gông kêu mất tiền (hồi IV lớp 7) được coi là phần cao trào của toàn bộ vở kịch Lão hà tiện, bộc lộ rõ nhất tính cách của nhân vật. Hãy liệt kê vào ô tương ứng một số lời của Ác-pa-gông nói với mình và với các đối tượng khác (làm vào vở). Qua đó, bạn có nhận xét gì về ngôn ngữ giao tiếp của kịch?

Ác-pa-gông

Tự nói với mình

Với đồng tiền

Với tên trộm vô hình

Với khán giả

 

 

 

 

Trả lời:

Ác-pa-gông

Tự nói với mình

Với đồng tiền

Với tên trộm vô hình

Với khán giả

À! Tôi đây mà. Đầu óc tôi loạn rồi, tôi không còn biết tôi ở đâu, tôi là ai và tôi đương làm gì.

Than ôi! Khốn khổ tiền của tôi ơi, khốn khổ tiền của tôi ơi, bạn yêu quý ơi, chúng đã cướp mất mày của tao đi rồi! Và mất mày là tao mất chốn nương tựa, niềm an ủi, nỗi vui của tao, thế là đời tao hết rồi, tao chẳng còn sống ở thế gian làm gì nữa! Không có mày, tao sống là sao nổi…

Nó là đứa nào! Nó ra sao rồi? Nên chạy ngả nào? Ngả nào chẳng nên chạy? Nó có ở kia không? Nó có ở đây không? Ai đó? Đứng lại!

 

Này! Đằng kia đương nói chuyện về cái gì thế? Về cái đứa đã ăn trộm của tôi đấy à? Ở trên kia, cái gì mà ồn ào thế? Kẻ trộm của tôi ở trên đó à?...

 

Câu 3 trang 141 sgk Ngữ văn 12 Tập 1: Gọi tên cảm xúc (theo trình tự tăng cấp) của Ác-pa-gông khi kêu mất tiền. Phân tích một số chi tiết (từ ngữ, hình ảnh, ngữ điệu…) để làm rõ các cảm xúc này.

Trả lời:

- Cảm xúc của Ác-pa-gông khi bị mất tiền:

Sợ hãi- đau đớn- Tức giận- điên dại

- Một số chi tiết thể hiện rõ cảm xúc này:

Than ôi! Khốn khổ tiền của tôi ơi, khốn khổ tiền của tôi ơi, bạn yêu quý ơi, chúng đã cướp mất mày của tao đi rồi! Và mất mày là tao mất chốn nương tựa, niềm an ủi, nỗi vui của tao, thế là đời tao hết rồi, tao chẳng còn sống ở thế gian làm gì nữa! Không có mày, tao sống là sao nổi…

Câu 4 trang 141 sgk Ngữ văn 12 Tập 1: Chỉ ra cách phân tuyến nhân vật trong văn bản Tiền bạc và tình ái, từ đó xác định xung đột của màn kịch.

Trả lời:

- Văn bản chia làm 2 tuyến nhân vật: Giàu có- bủn xỉn và nghèo khổ- giàu tình cảm.

- Xung đột của màn kịch:

+ Ác-pa-gông nghi ngờ Va-le-rơ ăn cắp tráp tiền của mình

+ Va-le-rơ chìm đắm trong tình yêu với con gái của Ác-pa-gông

=> Từ đây đã tạo ra xung đột kịch.

Câu 5 trang 141 sgk Ngữ văn 12 Tập 1: Nêu một số thủ pháp trào phúng trong màn tra hỏi (hồi V lớp 3).

Trả lời:

Khi Acpagông đau đớn vì mất tiền, đang mơ mộng với mối tình bèn trả lời “Một vị thần mà bất kỳ việc gì vị đó xui làm đều có thể tha thứ được: tình yêu”.

⇒ Tác giả đã tạo ra một sự hiểu lầm thú vị

Câu 6 trang 141 sgk Ngữ văn 12 Tập 1: Phần cuối hài kịch Mô-li-e nói chung và Lão hà tiện nói riêng thường xuất hiện yếu tố bất ngờ, có xu hướng giảm nhẹ mâu thuẫn, đi đến kết thúc vui vẻ. Bạn có suy nghĩ gì về cách kết thúc này? 

Trả lời:

Cái kết này sẽ giúp khán giả có cảm giác dễ chịu, thoải mái khi quan sát hết toàn bộ vở kịch. Điều này cũng có thể sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp của bạn đọc đối với tác phẩm.

Với nội dung bài soạn Tiền bạc và Tình ái trang 136, 137, 138, 139, 140, 141 Ngữ văn lớp 12 tập 1 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững kiến thức Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

 Xem thêm Soạn Văn 12 Bài 5 Chân trời sáng tạo khác

Tri thức Ngữ Văn trang 125, 126

Màn diễu hành - Trình diện quan thanh tra trang 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134, 135

Tiền bạc và Tình ái trang 136, 137, 138, 139, 140, 141

Đối tượng và những khó khăn của hài kịch trang 142, 143

Thực hành Tiếng Việt trang 143

Thật và Giả trang 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151

Viết thư trao đổi công việc trang 152, 153, 154, 155, 156

Tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược nhau trang 157, 158

Ôn tập bài 5: Tiếng cười trên sân khấu (kịch, hài - kịch) trang 159

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan