Soạn bài Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội trang 38 lớp 10 Cánh Diều tập 1

10:54:1110/09/2024

Soạn bài Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội trang 38, 39 Ngữ văn lớp 10 Cánh Diều tập 1, bài 1: Thần thoại và sử thi, nhằm gợi ý trả lời các câu hỏi qua đó giúp các em dễ dàng soạn văn 10 cánh diều được tốt hơn.

Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội trang 38, 39 Ngữ văn lớp 10 Cánh Diều tập 1

1. Định hướng

 

a) Trong phần Viết, các em đã rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Phần này tiếp tục rèn luyện thuyết trình về một vấn đề xã hội. Yêu cầu chính là trình bày trước người nghe những ý kiến (nhận xét, đánh giá, bàn luận, ...) của em về vấn đề dó.

b) Để thuyết trình về một vấn đề xã hội, các em cần: 

- Lựa chọn vấn đề thuyết trình.

- Xác định thời lượng thuyết trình và đối tượng người nghe để lựa chọn nội dung, cách trình bày phù hợp.

- Chuẩn bị dàn ý bài thuyết trình và các tư liệu, tranh ảnh, thiết bị hỗ trợ (nếu có).

- Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với nét mặt, ánh mắt, giọng điệu, phù hợp với nội dung bài thuyết trình.

2. Thực hành

Bài tập trang 38 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1Chọn một trong hai vấn đề sau đây để thuyết trình trước lớp: 

- Vấn đề 1: Suy nghĩ của em về vấn đề nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác.

- Vấn đề 2: Làm thế nào để con người vượt lên số phận của chính mình trong cuộc sống?

a) Chuẩn bị: 

- Đọc kĩ để bài, xác định yêu cầu và lựa chọn vấn đề thuyết trình.

- Lựa chọn hình thức thuyết trình (có thể thuyết trình kết hợp với slide trình chiếu của máy tính, hình ảnh, sơ đồ, ...).

- Tập thuyết trình. 

b) Tìm ý và lập dàn ý 

Lập dàn ý cho bài thuyết trình về một vấn đề xã hội đã xác định (Dựa vào nội dung phần Viết, có thể bổ sung, thêm bớt cho phù hợp với yêu cầu của bài thuyết trình).

Mở đầu

Giới thiệu vấn đề thuyết trình.

Nội dung chính

Thuyết trình tuần tự nội dung một cách hợp lí.

Kết thúc

Nêu vấn đề em quan tâm, cần thảo luận và bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ từ người nghe.

 

c) Thực hành nói và nghe

- Người chủ trì: Nêu vấn đề, thống nhất cách thức trình bày, thảo luận (ví dụ: mục đích, nội dung chính, yêu cầu, ...), mời người nói trình bày ý kiến. 

Người nói

Người nghe

- Giới thiệu bài thuyết trình theo dàn ý đã chuẩn bị.

- Nói rõ ràng, âm lượng phù hợp; tránh đọc bài viết đã chuẩn bị sẵn; kết hợp ngôn ngữ nói và cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ: sử dụng hình ảnh, sơ đồ minh hoạ (nếu cần): đảm bảo thời gian quy định.

- Đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung với hình thức, các phương tiện hỗ trợ thuyết trình phù hợp. Chú ý cách diễn đạt tạo sự hấp dẫn về vấn đề thảo luận, …. 

- Trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có).

- Lắng nghe, xác định và ghi lại các thông tin chính của bài thuyết trình, những nội dung cần hỏi lại.

- Thể hiện thái độ chủ ý lắng nghe, sử dụng các yếu tố cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói. 

- Hỏi lại những điểm chưa rõ (nếu cần); có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài thuyết trình. 

- Thảo luận: Sau khi người nói trình bày xong, người chủ trì mời người nghe phát biểu ý kiến hoặc nêu câu hỏi, tranh luận,...

- Kết thúc thảo luận: Người chủ trì tổng hợp ý kiến của cả nhóm về vấn đề thảo luận, những điểm đã thống nhất và những điểm còn tranh luận (nếu có).

Bài nói mẫu tham khảo: Suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác.

Trong cuộc sống, giao tiếp là một điều không thể thiếu. Ứng xử sao cho hợp lí là cái mà mọi người đều hướng đến, nhưng nó lại không phải điều dễ. Hôm nay, tôi và các bạn sẽ cùng bàn luận về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác – một hiện tượng khá phổ biến trong cuộc sống của chúng ta.

Trước hết, ta cần hiểu rõ về khái niệm của hai sự việc này. Nhận lỗi là việc ta nhận một lỗi sai hay một việc sai về trách nhiệm của mình. Trái lại, đổ lỗi là việc ta quy trách nhiệm của sự việc đó là thuộc về người khác. Nghe qua ta cũng có thể thấy việc nhận lỗi có nhiều sự tích cực hơn việc đổ lỗi cho người khác. Nhận lỗi là ta thừa nhận lỗi lầm của mình, chấp nhận mình là người sai và phải chịu mọi trách nhiệm. Trong khi đó, đổ lỗi là việc ta không nhận lỗi sai của mình mà đổ thừa cho người khác nhằm bào chữa là mình trong sạch.

Nhận lỗi luôn mang nhiều sự tích cực hơn bởi nó thể hiện chúng ta có nhìn nhận đúng về sự việc, biết mình sai, dám làm dám nhận cho những hành động của mình. Về đổ lỗi, đó là một hành động thể hiện sự hèn nhát, nhu nhược, có gan làm mà không có gan nhận, đổ tội cho người khác nhằm dành sự trong sạch về cho mình. Đó là một hành động xấu và đáng nên án.

Nhận lỗi và đổ lỗi luôn cùng song hành, tồn tại trong xã hội của chúng ta, thể hiện đúng bản chất, tính cách của mỗi người. Điều quan trọng là chúng ta cần phải nhận ra cái nào là đúng, cái nào là sai để có cách ứng xử sao đúng, tránh làm ảnh hưởng đến người khác.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Người nói

Người nghe

- Rút kinh nghiệm về bài thuyết trình: 

+ Đã thuyết trình đầy đủ các nội dung chuẩn bị trong dàn ý chưa? 

+ Cách thức thuyết trình, phong thái, giọng điệu, ngôn ngữ,... có phù hợp không? 

+ Các phương tiện hỗ trợ có hiệu quả như thế nào? 

- Đánh giá chung: 

+ Điều em hài lòng về bài thuyết trình của mình là gì? 

+ Điều gì em mong muốn thay đổi trong bài thuyết trình đó?

- Kiểm tra kết quả nghe: 

+ Nội dung nghe và ghi chép lại đã chính xác chưa? 

+ Thu hoạch được những gì về nội dung và cách thức thuyết trình về một vấn đề xã hội của bạn?

- Rút kinh nghiệm về thái độ nghe: 

+ Đã chú ý và tôn trọng người thuyết trình chưa? 

+ Có nêu được câu hỏi và tham gia ý kiến trong quá trình thảo luận không?

Với nội dung bài soạn Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội trang 38, 39 Ngữ văn lớp 10 Cánh Diều tập 1 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững kiến thức Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

 Xem thêm các bài Soạn Văn 10 Cánh Diều tập 1

Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 11

Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng trang 13

Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây trang 19

Soạn bài Thần trụ Trời trang 26

Soạn bài Ra-ma buộc tội trang 28

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trang 33

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội trang 38

Soạn bài Nữ Oa trang 40

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 42

Đánh giá & nhận xét

captcha
Tin liên quan