Soạn bài Câu cá mùa thu trang 49 Ngữ văn lớp 10 Cánh Diều tập 1, bài 2: Thơ đường luật, nhằm gợi ý trả lời các câu hỏi qua đó giúp các em dễ dàng soạn văn 10 cánh diều được tốt hơn.
- Câu cá mùa thu (Thu điếu) cùng với Tịnh mùa thu (Thu vịnh) và Uống rượu mùa thu (Thu ẩm) là chùm thơ thu chữ Nôm rất nổi tiếng của Nguyễn Khuyến trong đó, tiêu biểu hơn cả là bài Câu cả mùa thu. Chùm thơ này được ông viết khi từ quan về ở ẩn tại quê nhà. Nguyễn Khuyến viết nhiều về nông thôn, ông là "nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (Xuân Diệu). Câu cá mùa thu cũng như cá chùm thơ thu đã miêu tả được những nét đặc trưng của mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, thể hiện nổi niềm về đất nước, về thời cuộc của Nguyễn Khuyến.
- Đọc trước văn bản Câu cả màu thư tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về nhà thơ Nguyễn Khuyến giúp cho việc đọc hiểu bài thơ này.
Trả lời:
- Nguyễn Khuyến (1835-1909), quê ở Hà Nam. Ông được gọi là Tam nguyên Yên Đồ và từng làm quan dưới triều Nguyễn. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam bởi phần lớn những sáng tác của ông đều viết về vẻ đẹp của nông thôn Việt Nam. Bên cạnh đó, những sáng tác của ông thể hiện sự yêu nước, u hoài trước sự đổi thay của thời cuộc.
Nội dung chính Câu cá mùa thu: Bài thơ nói về thiên nhiên cảnh vật mùa thu tại một làng quê, đồng thời thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả trong đó.
Trả lời:
- Cách gieo vần: vần “eo”
- Từ láy: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng
- Từ chỉ màu sắc, âm thanh: trong veo, sóng biếc, lá vàng, xanh ngắt, vắng teo, đớp động.
Trả lời:
- Những câu thơ diễn tả trạng thái tĩnh:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Ngõ trúc quang co khách vắng teo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
- Những câu thơ diễn tả trạng thái động:
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Trả lời:
- Bài thơ Câu cá mùa thu ra đời trong hoàn cảnh khi Nguyễn Khuyến đã nghỉ hưu và trở về quê sống ẩn dật.
- Bố cục bài thơ: gồm 2 phần
+ 6 câu đầu: bức tranh thiên nhiên mùa thu tại làng quê
+ 2 câu cuối: cảm xúc của tác giả
Trả lời:
- Chủ thể trữ tình quan sát cảnh vật từ gần đến xa và ngược lại.
- Hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ:
+ Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh ao thu với làn nước trong veo có thể nhìn xuyên qua mặt nước mà ngắm cảnh vật bên dưới. Một chiếc thuyền câu bé lững lờ trôi trên mặt nước gợi cảm nhận về một cuộc sống bình yên, an nhàn của tác giả.
+ Tiếp đến là hình ảnh sóng nước nơi mặt ao hơi gợn, tạo một bầu không khí trong lành. Hình ảnh lá vàng khẽ đưa trước gió gợi lên nét đẹp đặc trưng của mùa thu – mùa lá rụng. Trước mắt người đọc, một khung cảnh mùa thu đa dạng, đa màu sắc khiến người đọc không khỏi ấn tượng về mùa thu ở nông thôn.
+ Đám mây lơ lửng treo trên bầu trời xanh thẳm gợi lên một cảm giác thanh bình, nhẽ nhõm đến lạ thường. Nhưng đối lập với nó, hình ảnh “ngõ trúc quanh co, khách vắng teo” gợi lên một cảm giác trống trải, vắng vẻ, hiu quạnh của làng quê, thiếu vắng bóng người.
+ Hai câu cuối như lời bộc bạch của tác giả trước khung cảnh mùa thu đẹp, an tĩnh nhưng cũng thấm buồn. Cá đớp tưởng chừng như tạo tiếng động cho không gian tịch mịch nhưng đâu ai biết nó chỉ làm tăng thêm sự vắng vẻ, sự lẻ loi, cô độc.
Trả lời:
- Không gian trong bài thơ được khắc họa giản dị, chân thực. Đó là một khung cảnh nông thôn vào thu tuyệt đẹp, yên tĩnh nhưng hơi vắng vẻ, thiếu vắng con người.
- Không gian ấy gợi đến cuộc sống của tác giả tuy an nhàn, rảnh rỗi nhưng ông luôn mang nặng nỗi lòng lo lắng vì nước, vì dân trong thời buổi không mấy yên ổn, nó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết của tác giả ngay cả khi ông đã về hưu.
Trả lời:
Qua bài thơ, em hiểu tác giả là một người rất yêu quê hương, đất nước, ngay cả khi ông đã về quê ở ẩn nhưng vẫn cánh cánh trong lòng về việc nước. Ông lo cho vận mệnh dân tộc, lo cho nhân dân trước thời buổi loạn lạc rối ren. Vì vậy, dù ông có đang sống một cuộc sống tươi đẹp, an nhàn về thể chất, nhưng trong lòng ông vẫn không yên, vẫn nghĩ đến nhân dân, đến đất nước. Đó là biểu hiện của một vị quan có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc.
Trả lời:
* Giống nhau:
- Cả ba bài thơ đều viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Cả ba bài thơ đều nói về mùa thu và tâm tư, tình cảm của tác giả.
* Khác nhau:
Thu vịnh
Thu điếu
Thu ẩm
Bài thơ miêu tả chung khung cảnh mùa thu ở một vùng quê thanh bình
Bài thơ nói về hành động cụ thể đó là việc câu cá mùa thu trên ao nhỏ.
Bài thơ viết về những thời điểm khác nhau để thấy rõ đặc trưng của mùa thu.
Đoạn văn tham khảo
Tại một vùng quê nhỏ đang dần bước vào thu, cảnh sắc có nhiều sự thay đổi. Một ao thu mang theo chút lạnh lẽo với làn nước trong veo. Trên đó là một chiếc thuyền câu be bé đang lững lờ trôi trên mặt ao một cách thanh bình, nhàn tản. Phóng tầm mắt gần lại ta sẽ thấy những gợn sóng nhỏ cùng với những chiếc lá vàng rơi trước gió, nhẹ nhàng nhẹ nhàng. Trên cao, những đám mây trắng lơ lửng, bồng bềnh trên nền trời xanh thẳm. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên mùa thu đẹp mà bình dị, gần gũi. Nhưng sao ngõ trúc quanh co lại vắng vẻ, thiếu vắng con người mà khiến nó càng trở lên tĩnh lặng, tịch mịch. Tiếng cá đớp bèo được coi như tạo tiếng động để phá tan sự yên tĩnh này nhưng thực tế nó chỉ càng tô đậm thêm sự tịch mịch của không gian ấy
Với nội dung bài soạn Câu cá mùa thu trang 49 Ngữ văn lớp 10 Cánh Diều tập 1 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững kiến thức Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
• Xem thêm các bài Soạn Văn 10 Cánh Diều tập 1
Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 43
Soạn bài Cảm xúc mùa thu trang 45
Soạn bài Tự tình (bài 2) trang 47
Soạn bài Câu cá mùa thu trang 49
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 51
Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề trang 52
Soạn bài Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề trang 58