Hotline 0939 629 809

Nguyên lý truyền nhiệt, Phương trình cân bằng nhiệt, Công thức, Ví dụ và Bài tập - Vật lý 8 bài 25

21:50:5316/03/2020

Khi nhỏ một giọt nước sôi vào một ca đựng nước nóng thì giọt nước truyền nhiệt cho ca nước hay ca nước truyền nhiệt cho giọt nước?

Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên lý truyền nhiệt? Phương trình cân bằng nhiệt được viết như thế nào? đồng thời vận dụng giải một số bài tập về cân bằng nhiệt qua bài viết dưới đây.

I. Nguyên lý truyền nhiệt

- Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

- Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau.

- Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào

II. Phương trình cân bằng nhiệt

- Phương trình cân bằng nhiệt được viết như sau:

 Qtỏa ra = Qthu vào

- Trong đó: Q = m.c.Δt

 Δt = t2 - t1

 Qtỏa = m1.c1.(t1-t2)

 Qthu = m2.c2.(t2-t1)

 ⇒ Như vậy, nhiệt lượng tỏa ra để vật này từ nhiệt độ t1 về nhiệt độ t bằng nhiệt lượng thu vào vật kia thu vào từ nhiệt độ t2 lên t, ta có:

 m1.c1.(t1-t) = m2.c2.(t-t2)

III. Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt

- Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,15kg được đun nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 250C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau.

* Tóm tắt đề bài

- Bài cho: m1 = 0,15kg;  c1 = 880J/Kg.K; c2 = 4200J/Kg.K;

 t1 = 1000C;  t2 = 200C; t = 250C;

- Tìm: m2 = ?

° Hướng dẫn giải:

- Nhiệt lượng quả cầu nhôm tỏa ra khi nhiệt độ hạ từ 1000C xuống 250C là:

 Qtỏa = m1.c1.(t1 - t) = 0,15.880.(100-25) = 9900(J)

- Nhiệt lượng nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ 200C lên 250C là:

 Qthu = m2.c2.(t - t2)

- Theo phương trình cân bằng nhiệt, nhiệt lượng quả cầu tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào, ta có:

 Qthu = Qtỏa ⇔ m2.c2.(t - t2) = 9900(J)

IV. Bài tập vận dụng phương trình cân bằng nhiệt

* Câu C1 trang 89 SGK Vật Lý 8: a) Hãy dùng phương trình cân bằng nhiệt để tính nhiệt độ của hỗn hợp gồm 200g nước đang sôi đổ vào 300g nước ở nhiệt độ trong phòng.

b) Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra giá trị của nhiệt độ tính được. Giải thích tại sao nhiệt độ tính được không bằng nhiệt độ đo được?

° Lời giải câu C1 trang 89 SGK Vật Lý 8:

a) Coi nhiệt độ nước sôi là t1 = 100oC, nhiệt độ nước trong phòng là t2 = 25oC.

- Gọi t là nhiệt độ hỗn hợp khi có cân bằng nhiệt.

- Nhiệt lượng do m1 = 200 g = 0,2 kg nước sôi tỏa ra: Q1 = m1.c.(t1 – t)

- Nhiệt lượng do m2 = 300 g = 0,3 kg nước thu vào: Q2 = m2.c.(t – t2)

- Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có: Q1 = Q2

 hay m1.c(t1 – t) = m2.c.(t – t2)

- Lưu ý: Nếu giải thiết cho nhiệt độ phòng khác với 250C ở trên thì các em chỉ cần thay giá trị ttheo số liệu giải thiết cho rồi tính toán tương tự.

b) Nhiệt độ tính được chỉ gần bằng nhiệt độ đo được trong thí nghiệm vì trong khi tính toán, ta đã bỏ qua sự trao đổi nhiệt với các dụng cụ đựng nước và môi trường xung quanh.

* Câu C2 trang 89 SGK Vật Lý 8: Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80oC xuống 20oC. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ.

° Lời giải câu C2 trang 89 SGK Vật Lý 8:

- Bài cho: m1 = 0,5 kg; c1 = 380 J/kg.K;

 m2 = 500 g = 0,5 kg; c2 = 4200 J/kg.K

 t1 = 80oC, t = 20oC

- Tìm: Q2 = ?; Δt2 = ?

- Nhiệt lượng nước thu vào là:

 Q1 = m1.c1.(t- t) = 0,5.380.(80 - 20) = 11400(J)

- Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra là:

 Q2 = m2.c2.(t - t2)

- Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có, nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra, nên:

 Q2 = Q1 ⇔ m2.c2.(t - t2) = m1.c1.(t1 - t) = 11400(J)

 ⇔ m2.c2.Δt2 = 11400(J)

- Độ tăng nhiệt độ của nước là: 

 

* Câu C3 trang 89 SGK Vật Lý 8: Để xác định nhiệt dung riêng của một kim loại, người ta bỏ vào một lượng kế chứa 500g nước ở nhiệt độ 13oC một miếng kim loại có khối lượng 400 g được nung nóng tới 100oC. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 20oC. Tính nhiệt dung riêng của kim loại. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí. Lấy nhiệt dung riêng của nước 4190J/kg.K

° Lời giải câu C3 trang 89 SGK Vật Lý 8:

- Bài cho:m1 = 400g = 0,4 kg; c1; t1 = 100oC

m2 = 500 g = 0,5 kg; c2 = 4190 J/kg.K; t2 = 13oC

Nhiệt độ cân bằng: t = 20oC

- Tính: c1 = ?

- Nhiệt lượng do kim loại tỏa ra là: Q1 = m1.c1.(t1 – t)

- Nhiệt lượng do nước thu vào là: Q2 = m2.c2.(t - t2)

- Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

 Q1 = Q2 ⇔ m1.c1.(t1 – t) = m2.c2.(t - t2)

- Nhiệt dung riêng của kim loại là:

 

Hy vọng với bài viết về Nguyên lý truyền nhiệt, Phương trình cân bằng nhiệt, Công thức, Ví dụ và Bài tập ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thăc mắc các em hãy để lại bình luận dưới bài viết để hayhochoi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 8 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 8 Lý thuyết và Bài tập

Đánh giá & nhận xét

captcha
...
Đỗ Thùy Linh
e cảm thấy hơi khó hiểu chỗ nhiệt lượng thu vào của nc và nhiệt lượng tỏa ra của đồng trong c2 trang 89 sgk lý 8 ấy. ai giải thích cho e vs :(((
Trả lời -
20/05/2021 - 22:21
captcha
...
Phạm Nguyên
Bài khá là dễ hiểu công thức rõ ràng,dễ bt không bị rối vd rõ ràng bài giải dễ hiểu.Bên cạnh đó còn cs 1 số khuyết điểm nho nhỏ nhưng cs thể bỏ qua ko quá quan tâm.Nói chung lại là khá tốt.Nếu cs thể tôi sẽ đánh giá cho các bạn 4 sao. Cảm ơn
Trả lời -
05/05/2021 - 09:37
captcha
...
PHẠM NGỌC PHƯỢNG
CÓ BẢN PDF KO Ạ
Trả lời -
07/04/2021 - 16:32
...
Admin
Chào bạn, nội dung này bạn chịu khó xem trên website nhé, chúc bạn nhiều thành công !
15/04/2021 - 08:30
captcha
Xem thêm bình luận
3 trong số 3
Tin liên quan