Cách biểu diễn lực (lực kéo, trọng lực) và bài tập vận dụng - Vật lý 8 bài 4

10:16:0324/09/2020

Như các em đã biết, lực có thể làm biến dạng và thay đổi vận tốc chuyển động của vật. Như một đầu tàu kéo các toa với một lực có cường độ là 106N, chạy theo hướng Bắc - Nam, làm sao để biểu diễn được lực kéo này?

Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về cách biểu diễn lực (ví dụ như biểu diễn lực kéo, lực tạo bởi trọng lực của vật,...) và qua đó vận dụng vào giải các bài tập liên quan.

I. Biểu diễn lực

1. Lực là một đại lượng vectơ

- Một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có phương và chiều là một đại lượng vectơ. Như vậy lực là một đại lượng vectơ.

2. Cách biểu diễn và ký hiệu vectơ lực

• Biểu diễn vectơ lực người ta dùng 1 mũi tên:

+ Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (điểm đặt của lực)

+ Phương và chiều mũi tên là phương và chiều của lực

+ Độ dài biễu diễn độ lớn (cường độ) của lực theo một tỉ xích cho trước.

• Ký hiệu vectơ lực

+ Vectơ lực được kí hiệu bằng chữ F có mũi tên ở trên: 

+ Độ lớn của lực được kí hiệu bằng chữ F không có mũi tên ở trên.

* Ví dụ: Lực tác dụng vào vật có phương ngang, chiều từ trái sang phải và có độ lớn bằng 15N (tỉ xích: 1cm ứng với 5N).

ví dụ biểu diễn vectơ lực

+ Điểm đặt: tại điểm A

+ Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải

+ Độ lớn của lực F=15N ứng với độ dài đoạn mũi tên là 3cm.

II. Bài tập vận dụng cách biểu diễn lực

* Câu C2 trang 16 SGK Vật Lý 8: Biểu diễn những lực sau đây:

- Trọng lực của một vật có khối lượng 5kg (tỉ xích 0,5 cm ứng với 10N).

- Lực kéo 15000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1cm ứng với 5000N).

° Lời giải:

+ Biểu diễn lực kéo và trọng lực như hình vẽ dưới.

+ Vật có khối lượng 5kg thì trọng lượng P là 50 N.

 - Lực P = 50N. (Tỉ xích 0,5 cm ứng với 10N).

biểu diễn trọng lực P

 - Lực kéo F = 15000N. (Tỉ xích 1cm ứng với 5000N).

biểu diễn lực kéo F

* Câu C3 trang 16 SGK Vật Lý 8: Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình 4.4:

biểu diễn lực° Lời giải:

+ Lực : Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 20N.

+ Lực : Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 30N.

+ Lực : Phương hợp với phương nằm ngang một góc 30o, chiều xiên lên từ trái sang phải, độ lớn 30N.

Như vậy, với bài viết về các biểu diễn lực ở trên (như biểu diễn lực kéo, trọng lực của vật,...) các em hãy ghi nhớ rằng: lực có độ lớn và phương chiều và thường được ký hiệu bằng chữ F. Thực tế, sau này các em sẽ biết tới nhiều loại lực như: lực ma sát, lực đàn hồi, lực căng, lực từ trường, ... nhưng các biểu diễn lực là không thay đổi. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để  ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

¤ Các bài viết cùng chương I:

» Bài 3: Chuyển Động Đều – Chuyển Động Không Đều

» Bài 5: Sự Cân Bằng Lực – Quán Tính

» Bài 6: Lực Ma Sát

» Bài 7: Áp Suất

¤ Có thể bạn muốn xem:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 8 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 8 Lý thuyết và Bài tập

Đánh giá & nhận xét

captcha
...
đỗ khang huy
lực f thì biểu diễn điểm đặt ở tâm hay rìa vật vậy ad
Trả lời -
20/12/2022 - 23:10
captcha
...
Nguyenhungthinh
Ad ơi khi nào mình vẽ vật là hình chữ nhật khi nào mình vẽ hình tròn ạ
Trả lời -
08/11/2022 - 10:58
captcha
...
Nguyễn Thị Chi Mai
biểu diễn lúc có cần ở trọng tâm vật ko ạ
Trả lời -
04/01/2022 - 21:47
captcha
...
Dương Đặng Hoàng Anh
ờ chưa hiêủ
Trả lời -
01/12/2021 - 19:52
captcha
...
hungdung
ad ơi cho em hỏi : Vật chịu tác dụng của hai lực: Trọng lực P có độ lớn 300N; Lực kéo Fk có phương nghiêng 30 độ so với phương nằm ngang, chiều hướng lên trên, cường độ 200N thì giải sao ạ
Trả lời -
30/11/2021 - 18:34
...
Admin
Cách biểu diễn thì em xem tương tự câu C3 trong bài viết nhé, em biểu diễn tương tự, vật chịu tác dụng của lực kéo và trọng lực.
06/12/2021 - 09:50
captcha
...
Nguyenduy
ad ơi nếu P biểu diễn trọng lực còn F biểu diễn lực kéo thì Q sẽ biểu diễn gì vậy ah? em thấy có 1 số người dùng Q
Trả lời -
09/11/2021 - 19:34
...
Admin
Thường biểu diễn P là trọng lực N là phản lực, F lực kéo, T lực căng em ạ, còn ký hiệu khác có thể dùng tùy bài toán.
15/11/2021 - 15:15
captcha
...
pham thanh diep
Xin chao ad, cho minh hoi van de nay nhe. 1 vat co do ben keo la 10kg/cm2, vay 10 vat se co do ben keo la bao nhieu?
Trả lời -
27/10/2021 - 07:52
...
Admin
Bạn vui lòng viết có dấu được không? nếu cùng phương chiều thì dùng công thức cộng lực nhé bạn
01/11/2021 - 09:02
captcha
...
Phạm Linh
ad ơi em vẫn bị lú lúc nào dùng F, lúc nào dùng P ạ?
Trả lời -
20/10/2021 - 19:12
...
Admin
P chỉ biểu diễn trọng lực (P=mg) còn F biểu diễn lực kéo em ạ
25/10/2021 - 15:07
...
Thanh Hiền
P biểu diễn trọng lực ( độ lớn ), F biểu diễn cường độ lực. Lúc vẽ thì bạn xem nếu đề có cho trọng lượng thì dùng P, lực thì dùng F ha.
22/10/2021 - 15:32
captcha
...
Minh Anh
ad cho mình hỏi chỉ có trọng lực thì mũi tên mới đặt tù tâm của vật ạ???
Trả lời -
28/09/2021 - 16:17
...
Admin
Trọng lực và phản lực thì gốc đặt ở tâm của vật em nhé
03/10/2021 - 07:26
captcha
...
TTH
Thế thường điểm đặt phải để ở đâu AD ?
Trả lời -
23/08/2021 - 16:39
...
Admin
Bài viết có nói mà em: Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (điểm đặt của lực)
31/08/2021 - 16:28
captcha
Xem thêm bình luận
10 trong số 21
Tin liên quan