Trong các môn thể thao như điền kinh (hay bơi lội,...) thì huy chương vàng được trao cho người về đích sớm nhất, tức là người chạm đích có thời gian nhỏ nhất, và chúng ta gọi vận động viên đó là người chạy nhanh nhất (hay bơi nhanh nhất).
Vậy đại lượng để nhận biết sự nhanh hay chậm của chuyển động là gì? đó chính là vận tốc. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết vận tốc là gì? công thức tính vận tốc và đơn vị của vận tốc được viết như thế nào?
I. Vận tốc là gì?
- Vận tốc là quãng đường đi trong một đơn vị thời gian
- Độ lớn vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động và được tính bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
II. Công thức tính vận tốc
- Vận tốc được tính theo công thức:
- Trong đó:
v: Vận tốc của vật.
s: Quãng đường vật đi được
t: Thời gian đi hết quãng đường
III. Đơn vị của vận tốc
- Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị của độ dài và đơn vị thời gian
- Đơn vị hợp pháp m/s; km/h
1m/s = 3,6km/h; 1km/h = 0,28m/s.
- Độ lớn của vận tốc được đo bằng tốc kế
* Câu C5 trang 9 SGK Vật Lý 8: a) Vận tốc của một ô tô là 36 km/h, của một người đi xe đạp là 10,8 km/h của một tàu hỏa là 10 m/s. Điều đó cho biết gì?
b) Trong 3 chuyển động trên, chuyến động nào nhanh nhất, chậm nhất?
° Lời giải:
a) - Vận tốc của một ô tô là 36 km/h cho biết trong một giờ, ô tô đi được 36km.
- Vận tốc của một người đi xe đạp là 10,8 km/h cho biết trong một giờ, người đi xe đạp đi được 10,8km.
- Vận tốc cùa một xe lửa là 10m/s: trong một giây, xe lửa đi được 10m.
b) Để so sánh các chuyển động với nhau thì phải đối vận tốc của các chuyển động về cùng một đơn vị.
- Vận tốc ô tô là: v1 = 36 km/h = 36000m/3600s = 10 m/s
- Vận tốc của xe đạp là: v2 = 10,8 km/h = 10800m/3600s = 3 m/s
- Vận tốc của xe lửa là 10m/s.
→ Vậy chuyến động của xe lửa là nhanh nhất, người đi xe đạp là chậm nhất.
* Câu C6 trang 10 SGK Vật Lý 8: Một đoàn tàu trong thời gian 1,5 giờ đi được quãng đường dài 81 km. Tính vận tốc của tàu ra km/h, m/s.
° Lời giải:
- Vận tốc của tàu tính ra km/h là:
- Đổi s = 81(km) = 81000(m), t = 1,5 giờ = 1,5.3600 = 5400(s)
⇒ Vận tốc của tàu tính ra m/s là:
* Câu C7 trang 10 SGK Vật Lý 8: Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc là 12 km/h. Hỏi quãng đường đi được là bao nhiêu km?
° Lời giải:
- Ta có: 40 phút = 2/3 giờ
- Từ công thức tính vật tốc:
⇒ Quãng đường người đó đi được là:
- Đáp số: s = 8(km).
* Câu C8 trang 10 SGK Vật Lý 8: Một người đi bộ với vận tốc 4 km/h. Tìm khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc biết thời gian cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là 30 phút.
° Lời giải:
- Ta có: 30 phút = 0,5 giờ.
- Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc bằng đúng quãng đường mà người đó đã đi trong 30 phút.
⇒ Quãng đường người đó phải đi là: s = v.t = 4.0,5 = 2 (km).
Như vậy, với bài này các em cần nhớ được công thức tính vận tốc là v = s/t từ đó có thể suy ra công thức tính quãng đường s = v.t và công thức tính thời gian t = s/v. Đồng thời các em cũng cần lưu ý đơn vị của vận tốc hợp pháp được tính là m/s hoặc km/h.
>> Có thể em quan tâm:
Ngoài ra, trong hàng hải, người ta còn dùng "nút" làm đơn vị đo vận tốc. Nút là vận tốc của một chuyển động mỗi giờ đi được 1 hải lý. Biết độ dài của 1 hải lý là 1,852km ta dễ dàng tính được nút ra km/h: 1 nút = 1,852 km/h = 0,514m/s.
Vận tốc của anh sáng là 300 000km/s (3.108m/s). Trong vũ trụ, khoảng cách giữa các thiên thể rất lớn, vì vậy trong thiên văn người ta hay biểu thị những khoảng cách đó bằng "năm ánh sáng. Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng truyền đi trong thời gian một năm.
Một năm ánh sáng ứng với khoảng cách bằng: 3.105.365.24.3600 = 9,4608.1012km.
[trong đó v = 3.105km/s; t = 365(ngày).24(giờ).3600(giây)]
Trong thiên văn người ta lấy tròn một năm ánh sáng bằng 1016m (10 triệu tỉ mét). Thế mà khoảng cách từ Trái đất tới ngôi sao gần (cận tinh - Proxima Centauri) nhất cũng lên tới gần 4,3 năm ánh sáng.
Như vậy, với nội dung bài này, các em đã hiểu được vận tốc là gì? ghi nhớ công thức và đơn vị của vận tốc và vận dụng trong việc giải các bài tập. Các khái niệm này sẽ đi cùng chúng ta xuyên suốt nội dung về vật lý, vì vậy các em cần nhớ thật kỹ. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
¤ Các bài viết cùng chương I: » Bài 3: Chuyển Động Đều – Chuyển Động Không Đều » Bài 5: Sự Cân Bằng Lực – Quán Tính ¤ Có thể bạn muốn xem: |