Lý thuyết Bài 3: Lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác chương 3 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo Tập 1.
Lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác: có bao nhiêu mặt, mấy đỉnh, mấy đường chéo? câu trả lời sẽ có ngay trong nội dung bài viết này.
• Hình có các mặt bên là hình chữ nhật và hai mặt đáy là hình tam giác được gọi là hình lăng trụ đứng tam giác.
• Hình có các mặt bên là hình chữ nhật và hai mặt đáy là hình tứ giác được gọi là hình lăng trụ đứng tứ giác.
* Ví dụ:
a) Hình ABC.DEF là hình lăng trụ đứng tam giác.
- Có A, B, C, D, E, F gọi là các đỉnh.
- Ba mặt bên ACFD, BCFE, ABED là các hình chữ nhật.
- Các đoạn thẳng AD, BE, CF bằng nhau và song song với nhau, chúng gọi là các cạnh bên.
- Mặt ABC và mặt DEF song song với nhau và được gọi là hai mặt đáy (gọi tắt là đáy).
- Độ dài cạnh AD được gọi là chiều cao của hình lăng trụ.
→ Lăng trụ đứng tam giác có: 5 mặt (3 mặt bên 2 mặt đáy); 9 cạnh, 6 đỉnh.
b) Hình ABCD.EFGH là hình lăng trụ đứng tứ giác
- Hai mặt đáy là tứ giác ABCD và EFGH.
- Các mặt bên ABFE, BCGF, CGHD, DHEA đều là các hình chữ nhật.
→ Lăng trụ đứng tứ giác có: 6 mặt (4 mặt bên, 2 mặt đáy), 12 cạnh, 8 đỉnh.
* Chú ý: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương là lăng trụ đứng tứ giác.
* Ví dụ: Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác có kích thước ba cạnh đáy là 2 cm, 3 cm, 4 cm và chiều cao 3,5 cm.
* Lời giải:
- Trên một tấm bìa vẽ ba hình chữ nhật và hai tam giác với kích thước như hình trái sau:
- Cắt miếng bìa như hình vẽ rồi gấp theo các đường nét đứt, ta được hình lăng trụ đứng tam giác như hình phải ở trên.
Với nội dung bài viết về: Lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác: có bao nhiêu mặt, mấy đỉnh, mấy đường chéo? Toán 7 chân trời Tập 1 chương 3 Bài 3 chi tiết, dễ hiểu ở trên. Hay Học Hỏi hy vọng giúp các em nắm vững nội dung lý thuyết SGK Toán 7 tập 1 Chân trời sáng tạo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để được ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.